/

/

Thành Cát Tư Hãn và Đế chế Mông Cổ

Admin FQA

24/04/2024, 13:23

82

Thành Cát Tư Hãn (hay còn gọi là Thiết Mộc Chân) là vị Đại Hãn đầu tiên của Đế quốc Mông Cổ, được xem là một trong những nhà chinh phục và lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Ông đã thống nhất các bộ lạc du mục ở Đông Bắc Á, lập nên đế quốc Mông Cổ rộng lớn trải dài từ Thái Bình Dương đến châu Âu.

Thành Cát Tư Hãn, tên thật của ông là Thiết Mộc Chân. Ông sinh ra Temüjin vào khoảng năm 1162 và mất ngày 25 tháng 8 năm 1227, đã thành lập và lãnh đạo Đế quốc Mông Cổ từ năm 1206 cho đến khi ông qua đời. Ông là con trai cả của Dã Tốc Cai, thủ lĩnh của bộ lạc Khất Nhan với bà Hạ Ngạch Luân từ bộ lạc Oát Lặc Hốt Nột. 

Khi Thiết Mộc Chân lên 9 tuổi cha ông bị đầu độc. Thiết Mộc Chân đã trở thành thủ lĩnh của bộ lạc của mình. Bộ lạc của ông không chấp nhận ông do sự bất đồng về quyền lực và quyền lợi kinh tế. Trong những năm sau đó, ông và gia đình sống một cuộc đời du cư nghèo khó, sống được là nhờ các loài động vật gặm nhấm. Trong một lần đi săn bắn như vậy ông đã giết chết người anh/em cùng cha khác mẹ là  trong một cuộc tranh giành chiến lợi phẩm. Một lần khác vào năm 1182, ông đã bị những người cùng bộ lạc cũ bắt trong một cuộc tập kích và bị giam cầm với gông trên cổ. Sau đó ông trốn thoát với sự trợ giúp của những người coi ngục có cảm tình. Mẹ ông đã dạy ông nhiều bài học từ sống sót trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Mông Cổ tới sự cần thiết của liên minh với những người khác, những bài học này đã hình thành nên sự hiểu biết của ông trong những năm sau này về sự cần thiết của thống nhất. 

Được coi là một nhà lãnh đạo hào phóng và một kẻ chinh phục tàn nhẫn, ông được ghi nhận là người hoan nghênh những lời khuyên đa dạng và tin tưởng vào quyền thống trị thế giới thần thánh của mình. Những cuộc chinh phục của ông đã khiến hàng triệu người thiệt mạng nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi văn hóa chưa từng có. Trong khi được coi là một tên bạo chúa man rợ ở Nga và thế giới Hồi giáo, giới học thuật phương Tây gần đây đã đánh giá lại di sản của ông ta một cách thuận lợi hơn. Ở Mông Cổ, ông được tôn kính như người cha lập quốc và được phong thần sau khi chết.

 

Lãnh đạo tài ba và đế chế rộng lớn

Các hậu duệ của ông đã mở rộng quốc gia của ông rộng hơn về phía nam Trung Quốc, Nga, Iraq, Triều Tiên và Tây Tạng. Người Mông Cổ cuối cùng đã xâm chiếm Ba Lan và Hungary dưới triều đại của Hãn vương Bạt Đô nhưng hoàn toàn thất bại trong các cuộc xâm lược đối với Syria, Nhật Bản và Việt Nam (vì lý do thời tiết đối với các cuộc xâm lược Nhật Bản, các lý do như khí hậu nóng bức, nhất là ở Trung Đông như Ả Rập Saudi, với khó khăn về vị trí địa lý + mạng lưới sông ngòi dày đặc và chiến thuật "vườn không nhà trống" của Việt Nam trong suốt ba cuộc xâm lược). Việc mở rộng về phía châu Âu bị ngừng lại do nhiều lý do như các thành viên cao cấp của người Mông Cổ phải quay về Mông Cổ (ngày nay) để bầu đại hãn mới hay do sự kháng cự của người châu Âu quá mạnh v.v. Người Mông Cổ đã có thể xâm chiếm toàn bộ châu Âu do họ xâm chiếm Ba Lan và Hungary chỉ trong thời gian khoảng một vài tháng. Đế chế Mông Cổ đạt tới cực đại của nó vào thời của cháu nội ông, đại hãn Hốt Tất Liệt, vua triều Nguyên, nhưng sau đó đã bị chia sẻ thành nhiều hãn quốc nhỏ và ít sức mạnh hơn.

Vào thời cực thịnh, Đế chế Mông Cổ đạt tới diện tích lớn nhất trong lịch sử loài người, trải dài từ Đông Nam Á tới châu Âu trên một diện tích 35 triệu km vuông (13,8 triệu dặm vuông). Theo một số nguồn, đế chế này chiếm tới gần 50% dân số thế giới và bao gồm các dân tộc đông dân và văn minh nhất thời kỳ đó như Trung Quốc và phần lớn các quốc gia của thế giới Hồi giáo ở Iraq, Ba Tư và Tiểu Á.

 

Không thể phủ nhận là những cuộc chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn được đặc trưng bởi sự phá hủy toàn bộ với một mức độ chưa hề có cũng như sự thay đổi lớn trong phân bố dân cư châu Á. Theo như các số liệu của các nhà sử học Iran như Rashid-ad-Din Fadl Allah, thì người Mông Cổ đã giết khoảng trên 70.000 dân ở Merv và trên một triệu dân ở Nishapur. Trung Quốc cũng chịu sự suy giảm bi thảm về dân số. Trước khi người Mông Cổ xâm lược Trung Quốc có khoảng 100 triệu dân; sau khi hoàn thành việc xâm lấn năm 1279, điều tra dân số năm 1300 cho thấy chỉ còn khoảng 60 triệu dân. Điều này không có nghĩa là những người của Thành Cát Tư Hãn phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cái chết của 40 triệu người nhưng nó cho thấy mức độ của sự tàn bạo trong các cuộc giao tranh.

Trong thời gian gần đây, Thành Cát Tư Hãn đã trở thành biểu tượng của những cố gắng vươn tới của người Mông Cổ để thế giới thấy được hình ảnh của họ sau những năm dài ngủ quên. Hình ảnh Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên những đồng tiền Mông Cổ và nhãn mác của các loại rượu mạnh. Trong thế giới phương Tây ông thường được gắn với sự khát máu và man rợ. Các hãn Mông Cổ sau này cổ vũ dân chúng tưởng niệm tới ông như một vị thánh thần tôn giáo trong toàn đế chế. Không có Thành Cát Tư Hãn có lẽ đã không có Mông Cổ, bởi vì đế chế Mông Cổ đã co lại từ những cái mà Thành Cát Tư Hãn đã dựng lên từ năm 1206. Thành Cát Tư Hãn ban hành luật lệ Yassa, nhằm củng cố trật tự và thống nhất trong đế quốc. Luật lệ này đề cao sự tuân thủ, kỷ luật và trật tự, góp phần tạo nên sức mạnh và uy quyền của đế quốc Mông Cổ.

Trong lịch sử quân sự thế giới, Thành Cát Tư Hãn chính là thiên tài kiệt xuất. Ông đã kiến lập một đội quân có tố chất ưu tú cùng vũ khí tiến bộ ở hàng tốt nhất trên thế giới thời bấy giờ. Đội quân này ở trên thế giới có sức chiến đấu mạnh nhất và kỹ thuật cao nhất. Cả đời ông đã tham gia hơn 60 trận chiến mà không có lần nào thất bại. Ở Thành Cát Tư Hãn, mỗi lần va chạm tất chiến đấu, mỗi lần chiến đấu tất chiến thắng.

Mở rộng giao thương và trao đổi văn hóa

Thành Cát Tư Hãn đã góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương trên Con đường tơ lụa, tuyến đường thương mại huyền thoại nối liền châu Á và châu Âu. Thành Cát Tư Hãn áp dụng chính sách cởi mở, khuyến khích giao thương giữa các dân tộc trong đế chế và với các nước láng giềng. Các thương nhân được hưởng nhiều ưu đãi như miễn thuế, được bảo vệ an ninh,...Thành Cát Tư Hãn đã ban hành hệ thống tiền tệ thống nhất cho đế chế Mông Cổ, giúp đơn giản hóa việc thanh toán và trao đổi hàng hóa.

Bên cạnh đó, Thành Cát Tư Hãn chinh chiến về phương Tây không chỉ mang theo quân đội của phương Đông, cũng mang theo văn hóa phương Đông, hỏa dược, thuật in ấn, la bàn,… các văn minh Trung Nguyên cũng theo đó mà truyền về phương Tây. Đại quân Mông Cổ lần thứ nhất Tây chinh, đến sông Grand Morin ở phương Tây. Trong vòng 1 tháng, đại quân đã tạo ra trên trăm con thuyền, bình yên vượt qua sông Grand Morin.

Vào thời Trung Quốc cổ đại, kỹ thuật chế tạo thuyền gồm 3 linh kiện lớn, bánh lái, kết cấu khoang bên trong và thiết bị rẻ quạt. Đại quân Tây chinh đem kỹ thuật tạo thuyền Trung Quốc lọt vào châu  u, vì vậy đã tạo thuận lợi cho thời kỳ “Đại hàng hải” ở châu  u vào thế kỷ 15. La bàn cũng đặt ra nền móng cho sự nghiệp hàng hải sau này, về sau góp phần mở ra thời kỳ “Đại hàng hải”, các quốc gia tiến hành mậu dịch quốc tế, dần dần giúp cho việc giao lưu tin tức được toàn cầu hóa. Theo quân viễn chinh Mông Cổ, văn hóa, tôn giáo, kỹ thuật và thương phẩm mậu dịch đã xóa bỏ hàng rào giữa các châu lục, từ đó khiến việc giao lưu và lưu thông được an toàn. Đế quốc Mông Cổ kiến lập nên vùng tự do mậu dịch để đảm bảo cho sự thông thương hòa bình và tự do, cũng được gọi là hình thức ban đầu của thương mại toàn cầu hóa hiện nay.

Đế quốc Mông Cổ mở rộng giao thương và trao đổi văn hóa giữa các nền văn minh khác nhau, góp phần lan truyền kiến thức, khoa học kỹ thuật và nghệ thuật trên khắp lãnh thổ rộng lớn. Nhờ sự phát triển của con đường tơ lụa, các nền văn hóa khác nhau trên dọc tuyến đường có cơ hội giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Điều này thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghệ thuật và tri thức. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường giao thương quan trọng nhất thế giới, góp phần nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của đế chế Mông Cổ trên trường quốc tế.

 

Thành Cát Tư Hãn (hay Thiết Mộc Chân) không chỉ là một nhà chinh phục tài ba mà còn là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng to lớn đến thế giới hiện đại. Di sản của ông bao trùm nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến xã hội. 

Thành Cát Tư Hãn đã thiết lập hệ thống bưu chính hiệu quả, góp phần thúc đẩy giao thương và thông tin liên lạc trong đế quốc Mông Cổ. Hệ thống này sau đó được áp dụng và phát triển ở nhiều quốc gia khác.

Nhiều yếu tố văn hóa Mông Cổ được lan truyền rộng rãi trong đế quốc Mông Cổ và ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác, đặc biệt là về ẩm thực, trang phục và âm nhạc.

Có thể nói, Thành Cát Tư Hãn là nhân vật bị phân cực nhiều nhất trong cách đánh giá của người phương Đông và phương Tây. Ở phương Tây và Trung Đông, hình ảnh của ông không được tích cực lắm vì ông đã giết quá nhiều người cũng như là mối đe dọa đối với cuộc sống và tài sản của họ. Tuy nhiên, ở phương Đông thì ông là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử. Ngày nay, những người Mông Cổ tìm thấy ở ông như là người sáng lập ra và thống nhất Mông Cổ, là điều mà họ không thể có được trước khi có ông. Ngược lại, ở Trung Đông, người ta có cách đánh giá hơi pha trộn về ông và các hậu duệ của ông vì quân đội của họ đã xâm chiếm và tiêu hủy thành Baghdad, nhưng cuối cùng thì một số trong quân đội Mông Cổ đã chuyển sang theo đạo Hồi và có cuộc sống pha trộn với dân bản xứ. Một số trường phái và các nhà khoa học, phụ thuộc vào gốc gác của họ, cho rằng những người Mông Cổ là những người xây dựng hay những kẻ hủy diệt vĩ đại nhất.

Thành Cát Tư Hãn và những người Mông Cổ là một trong những chủ đề trái ngược nhau theo các cách hiểu khác nhau tùy theo vị trí mà ta xem xét, trong đó tiêu cực nhất là từ châu Âu và Trung Đông là những nơi đã từng bị đe dọa và tiêu diệt (ví dụ: châu Âu, Ba Lan, Hungary, một phần của Nga).

Sự nhìn nhận mâu thuẫn về Thành Cát Tư Hãn ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay bởi vì các nhà sử học Trung Quốc vừa nhìn thấy ở ông mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Trong khi người ta nhận thức được những tổn thất nặng nề mà ông gây ra, thì hình ảnh của ông trong một phương diện nào đó lại được nhìn nhận tốt hơn do ông đã kết thúc sự chia rẽ bắc-nam Trung Hoa có từ thời nhà Tống đi vào dĩ vãng. Bên cạnh đó, sự phỉ báng Thành Cát Tư Hãn là một sự xúc phạm ghê gớm đối với các công dân Trung Quốc có nguồn gốc Mông Cổ, là những người coi Thành Cát Tư Hãn như một người anh hùng dân tộc trong khi xu hướng lịch sử Trung Quốc hiện đại tránh nói tới điều đó.

Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật lịch sử vĩ đại và gây tranh cãi. Ông được xem là một trong những nhà chinh phục và lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Di sản của ông vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay về mặt chính trị, văn hóa và xã hội.

 

 

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Mạc Đăng Dung và Vương triều nhà Mạc

Mạc Đăng Dung là một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba, có công lao to lớn trong việc củng cố nền độc lập cho đất nước, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển thịnh vượng. Tuy nhiên, việc ông phế truất vua Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc đã dẫn đến cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài suốt 200 năm. Có thể nói, nhà Mạc - một triều đại phong kiến tồn tại hơn 150 năm, trong đó có 65 năm (1527-1592) ở Thăng Long. Trong suốt thời gian tồn tại, nhà Mạc đã có nhiều cống hiến đối với lịch sử dân tộc. Tuy vậy, theo quan điểm phong kiến thì cũng như nhà Hồ, nhà Tây Sơn, vì đã lật đổ triều đại cũ, lập nên triều đại mới cho dòng họ mình, đều bị coi là "nhuận", là "nguỵ" (nhuận Hồ, nguỵ Mạc, nguỵ Tây Sơn). Ngày nay, cùng với phương châm khoa học: "Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật" đã giúp cho chúng ta có cách nhìn mới về các nhân vật lịch sử, trong đó có nhà Mạc và Mạc Đăng Dung.

Admin FQA

24/04/2024

new
4 điều thú vị về hoàng đề Ung Chính

Ung Chính (1678 - 1722), tên húy là Dận Chân, là vị hoàng đế thứ 5 của triều Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1722 đến năm 1722, chỉ vỏn vẹn 13 năm, nhưng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử. Tuy thời gian trị vì ngắn ngủi, những thành tựu của Ung Chính đã đặt nền móng cho sự phát triển rực rỡ của triều Thanh dưới thời Khang Hi và Càn Long. Nhờ vậy, ông được xem là vị vua xuất sắc nhất của nhà Thanh, và là một trong những nhà cai trị tài ba nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Admin FQA

24/04/2024

new
Nắm trọn cuộc đời và sự nghiệp của Alexander Đại đế

Được xem như "truyền nhân Asin", Alexander Đại đế - nhà chinh phục tài ba nhất thế giới - đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hy Lạp cổ đại bởi cuộc đời huy hoàng và những thành tựu to lớn. Cùng FQA tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Hy Lạp cổ đại này nhé!

Admin FQA

24/04/2024

new
Lê Lợi - một tài năng quân sự

Lê Lợi (1385 – 1433) là vị vua sáng lập ra nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược và giành thắng lợi sau 10 năm chiến tranh (1418 – 1427). Lê Lợi là một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc, một nhà quân sự tài ba, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà ngoại giao tài ba. Ông đã có công lao to lớn trong việc giành lại độc lập cho dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Lê Lợi là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau noi theo.

Admin FQA

24/04/2024

new
Lý Thái Tổ và mối quan hệ đặc biệt với Phật giáo

Lý Thái Tổ, vị vua đầu tiên của triều Lý, không chỉ được ghi nhận bởi công lao thống nhất đất nước sau một thời kỳ loạn lạc mà còn bởi quyết định dời đô sáng suốt, mang tầm nhìn chiến lược xa trông. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (nay là Hà Nội) vào năm 1010 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo nên nền tảng cho sự phát triển thịnh vượng của triều đại nhà Lý và đặt nền móng cho thủ đô Thăng Long nghìn năm văn hiến.

Admin FQA

24/04/2024

new
Trần Thủ Độ - Danh nhân bậc nhất trời Nam

Trần Thủ Độ (1194 - 1264) là một vị quan văn, nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc của Việt Nam, được mệnh danh là "nhãn tướng" của nhà Trần. Trong lịch sử Việt Nam, Trần Thủ Độ là một đại công thần, là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần. Trong suốt 40 năm (1226-1264), cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với nghiệp đế của họ Trần, với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ đống tro tàn của triều Lý vào thế kỷ XIII.

Admin FQA

24/04/2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi