/

/

Tổng hợp công thức toán 2 đầy đủ kèm bài tập vận dụng

Admin FQA

23/12/2022, 09:01

44

Tổng hợp công thức toán 2 đầy đủ và chi tiết nhất để giúp các em hệ thống kiến thức giúp học toán hiệu quả hơn. Cùng Admin đi tìm hiểu nội dung các em sẽ được học trong toán lớp 2 với bài viết dưới đây nhé!

a + b = c

Trong đó:

  • a và b là số hạng
  • c là tổng của a và b

Ví dụ: 2 + 7 = 9 

=> 2 và 7 là số hạng, 9 là tổng của 2 và 7.

Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài, được viết tắt là dm

1dm = 10 cm

1dm = 100 mm

Ví dụ: 3 dm = …. cm

=> 3 dm = 30 cm

a - b = c

Trong đó:

  • a là số bị trừ
  • b là số trừ
  • c là hiệu của số bị trừ và số trừ

Ví dụ: 5 - 3 = 2

=> 5 là số bị trừ, 3 là số trừ, 2 là hiệu của số bị trừ và số trừ.

Số hạng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Số hạng

9

8

7

6

5

4

3

2

1

Tổng

10

10

10

10

10

10

10

10

10

Theo bảng phép cộng trên ta có:

1 + 9 = 9 + 1 = 10

2 + 8 = 8 + 2 = 10

3 + 7 = 7 + 3 = 10

4 + 6 = 6 + 4 = 10

5 + 5 = 10

Quy tắc và cách tính chi tiết như hình dưới đây:

Phép cộng dạng 2 chữ số với 26 + 4 và 36 + 24

Vì 9 + 1 = 10, do đó, ta có thể tách phép công trên thành 9 + 1 + 4 = 10 + 4 = 14.

Tương tư ta có một số ví dụ sau:

9 cộng với 1 số bất kỳ

  • Phép cộng 29 + 5 ta thực hiện theo quy tắc cộng như sau:

Lấy 9 + 5 = 14, viết 4, nhớ 1

Lấy 2 + 1 = 3 

=> Kết quả sẽ là 34

  • Phép cộng 39 + 25 ta thực hiện theo quy tắc cộng như sau:

Lấy 9 + 5 = 14, viết 4 nhớ 1

Lấy 3 + 2 + 1 = 6

=> Kết quả sẽ là 64

Vì 8 + 2 = 10, do đó phép cộng 8 + 5 = 8 + 2 + 3 = 10 + 3 = 13

Một số ví dụ khác:

Ví dụ 8 cộng với một số

Quy tắc và hướng dẫn thực hiện phép cộng chi tiết như sau:

Phép cộng dạng 28 + 5 và 38 + 25

Tứ giác là một hình có 4 cạnh và 4 góc.

Hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông bằng nhau và 2 cạnh ngắn bắn nhau và 2 cạnh dài bằng nhau. Khi các em sử dụng eke để độ độ, 1 góc của hình chữ nhật sẽ bằng 90 độ.

Hình chữ nhật, hình tứ giác

Vì 7 + 3 = 10, do đó, 7 + 5 = 7 + 3 + 2 = 10 + 2 = 12.

Một số ví dụ khác:

Ví dụ 7 cộng với một số

Quy tắc và cách thực hiện 2 phép cộng 2 chữ số với 1 hoặc 2 chữ số chi tiết như sau:

Ví dụ phép cộng dạng 47 + 5 và 57 + 25

Vì 6 + 4 = 10 nên phép tính 6 + 5 = 6 + 4 + 1 = 10 + 1 = 11

Một số ví dụ khác:

Ví dụ 6 cộng với 1 số

Tổng hợp công thức toán 2 không thể không nhắc đến phần kiến thức về nhiều hơn, dài hơn, cao hơn, nặng hơn, sâu hơn. Khi gặp các dạng này, các em sẽ thực hiện phép tính cộng.

Ví dụ: Hoa có 5 bông hoa, Lan nhiều hơn hoa 4 bông hoa. Hải Lan có mấy bông hoa?

Giải:

Lan có số bông hoa là: 5 + 4 = 9 (bông hoa)

=> Đáp án: 6 bông hoa.

Các em sẽ gặp các dạng bài như: Nhẹ hơn, ít hơn, thấp hơn, ngắn hơn. Khi gặp dạng này, các em sẽ phải thực hiện các phép tính trừ.

Ví dụ: Nga có 7 bông hoa, Uyên có ít hơn 2 bông hoa. Hỏi, Uyên có bao nhiêu bông hoa.

Giải:

Uyên có số bông hoa là: 7 - 2 = 5 (bông hoa)

=> Đáp án: 5 bông hoa

Ki-lô-gam là một đơn vị đường dùng đo lượng trọng lượng. Nhờ đơn vị này, các em có thể xác định được chính xác trọng lượng của một vật bất kỳ là bao nhiêu. Ki-lô-gam được viết tắt là Kg.

Ví dụ: 2 kg cám, 5 kg chè, 10 kg gạo

Lít là đơn vị đường dùng để đo lường về thể tích của các chất lỏng. Từ đó có thể xác định chính xác thể tích hoặc mức độ vơi, đầy của chất lỏng trong bình chứa. Lít được viết tắt là l.

Ví dụ: 1 lít nước mắt, 3 lít mật ong.

Quy tắc thực hiện phép cộng sẽ được Admin chia sẻ chi tiết qua 2 ví dụ dưới đây:

Phép cộng với tổng bằng 100

Muốn tìm một số hạng bất kỳ chưa biết trong một tổng, các em lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. Cho a + b = c => a = c - b và b = c - a

Ví dụ: x + 5 = 9 => x = 9 - 5 = 4

Quy tắc thực hiện phép trừ có nhớ sẽ được Admin chia sẻ rõ ràng trong ví dụ sau:

Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

Muốn tìm số bị trừ, các em chỉ cần lấy hiệu đã cho cộng với số trừ là ra kết quả. Cho a - b = c => a = c + b

Ví dụ: x - 5 = 3 => x = 3 + 5 = 8

Muốn tìm số trừ, các em sẽ lấy số bị trừ trừ đi hiệu sẽ ra kết quả số trừ. Cho a - b = c => b = a - c

Ví dụ: 10 - x = 3 => x = 10 - 3 = 7

Quy tắc trừ sẽ được triển khai chi tiết qua ví dụ như sau:

100 trừ đi 1 hoặc 2 chữ số

Cho một hình ảnh về các đường thẳng như sau:

Đường thẳng

Ta có: 

Đoạn thẳng AB là đường thẳng bị giới hạn bởi 2 đầu mút A và B.

Đường thẳng CD có 2 đầu kéo dài về 2 phía, đi qua 2 điểm mút.

3 điểm O, N và M cùng nằm trên một đường thẳng và 3 điểm này thẳng hàng nhau.

  • 1 ngày = 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm (hay 0 giờ)
  • 1 năm = 12 tháng
  • 1 tháng = 30 hoặc 31 ngày (riêng tháng 2 sẽ có 28 hoặc 29 ngày)

Phép nhân là một phép tính toán học, phép nhân được tạo nên bởi ít nhất 2 số. Ký hiệu phép nhân là “x” hoặc “.” hoặc “*”. Cho a x b = c, trong đó, a là thừa số, b là thừa số và c là tích của 2 thừa số a và b.

Ví dụ: 2 x 4 = 2 + 2 + 2 + 2 = 8

Đường gấp khúc ABCD được tạo bởi 3 đoạn thẳng AB, BC và CD. Độ dài của đường gấp khúc này chính bằng tổng của các đoạn thẳng cộng lại AB + BC + CD.

Ví dụ: Cho đường gấp khúc ABCD với độ dài các đoạn thẳng lần lượt là: AB = 3cm, BC = 4cm, CD = 3cm. Hỏi độ dài đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu?

Giải:

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

3 + 4 + 3 = 10 (cm)

Phép chia là thương của số bị chia và số chia. Cho a : b = c, trong đó, a là số bị chia, b là số chia và c là thương của a và b.

Ví dụ: Có 4 cái bánh, đem chia đều cho 2 người. Hỏi mỗi người được mấy cái?

Giải:

Số bánh mỗi người có là:

 4: 2 = 2

Muốn tìm một thừa số trong phép nhân, các em chỉ cần lấy tích chia cho thừa số còn lại. Cho a x b = c => a = c : b và b = c : a

Ví dụ: 5 x b = 20 => b = 20 : 5 = 5

Muốn tìm số bị chia, các em sẽ lấy thương nhân với số chia. Cho a : b = c => a = c x b

Ví dụ: a : 3 = 4 => a = 3 x 4 = 12

Muốn tìm số chia, các em lấy số bị chia chia cho thương. Cho a : b = c => b = a : c

Ví dụ: 15 : b = 3 => b = 15 : 3 = 3

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây 

1 ngày = 24 giờ

30 phút = rưỡi

Chu vi tam giác, chu vi tứ giác

Chu vi tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của tam giác. Cho tam giác ABC, chu vi tam giác ABC = AB + BC + CA

Ví dụ: Cho một tam giác MNO, có độ dài các cạnh lần lượt là MN = 3cm, NO = 2cm, OM = 4cm. Hãy tính chu vi tam giác MNO?

Giải:

Chu vi tam giác MNO là:

3 + 2 + 4 = 9 (cm)

=> Đáp án: Chu vi tam giác MNO là 9 cm.

Chu vi tứ giác bằng tổng độ dài các cạnh của tứ giác đó. Cho tứ giác ABCD, chu vi tứ giác ABCD = AB + BC + CD + DA.

Ví dụ: Cho một tứ giác ABCD có độ dài các cạnh là AB = 3cm, BC = 5cm, CD = 6cm, AD = 4cm. Hãy tính chu vi hình tứ giác ABCD.

Giải:

Chu vi tứ giác ABCD là:

3 + 5 + 6 + 4 = 18 (cm)

=> Đáp án: Chu vi hình tứ giác ABCD là 18 cm.

  • 1km = 1000m = 1000000mm
  • 1m = 1000mm =100cm = 10 dm 
  • 1cm = 10mm

Bảng cửu chương nhân từ 1 đến 5

Bảng cửu chương chia từ 1 đến 5

  • Số tròn chục là các số có dạng a0 với a là số tự nhiên từ 1 đến 9. Ví dụ như: 20, 40, 80.
  • Số tròn trăm là các số có dạng b00 với b là số tự nhiên từ 1 đến 9. Ví dụ như: 100, 300, 500.

Như vậy, bài viết trên Amin đã tổng hợp công thức toán 2 chi tiết và đầy đủ nhất để giúp các em hệ thống kiến thức cả năm học. Chúc các em học tập hiệu quả và vui vẻ mỗi ngày.

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Nắm trọn kiến thức lý thuyết về câu điều ước Wish trong tiếng Anh

Cấu trúc câu điều ước trong tiếng Anh như thế nào? Click bài viết này các em sẽ nắm trọn công thức, cách dùng và nhiều kiến thức bổ ích khác. Tìm hiểu ngay.

Admin FQA

4 giờ trước

new
Nhắc lại công thức tính diện tích hình bình hành lớp 5, vận dụng giải bài tập nâng cao!

Thông thường, việc tính diện tích hình bình hành sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến hình học, như tính diện tích mặt sàn của một căn phòng có hình dạng hình bình hành, hoặc tính diện tích của một miếng đất có hình dạng hình bình hành.

Admin FQA

20/03/2023

new
Công thức tính chu vi tam giác dành cho học sinh lớp 2 và bài tập thực hành!

Công thức tính chu vi tam giác - Một trong những phần kiến thức trọng tâm mà các em học sinh lớp 2 cần phải ghi nhớ. Đây là công thức cơ bản, nhưng sẽ cần thiết cho những phần kiến thức ở các lớp cao hơn. Thêm vào đó, đây cũng là kiến thức thường xuất hiện trong các đề thi.

Admin FQA

2 giờ trước

new
Công thức tính diện tích hình thoi Lớp 4: Hướng dẫn giải bài tập

Trong toán lớp 4, các em sẽ học về các thuộc tính cơ bản của hình thoi. Bao gồm đường chéo, chu vi và diện tích. Bạn cũng sẽ học cách vẽ hình thoi. Và các cách tính toán liên quan như công thức tính diện tích hình thoi và tính chu vi của nó.

Admin FQA

1 giờ trước

new
Công thức nguyên hàm: Cách ghi nhớ và lưu ý khi làm Toán

Công thức nguyên hàm được sử dụng để tính toán ngược của việc tích phân. Nó cho phép tính toán hàm gốc (hay còn gọi là hàm nguyên hàm) từ đạo hàm của nó. Đây là phần kiến thức quan trọng trong môn Toán Đại số lớp 12. Không chỉ phải ghi nhớ công thức nguyên hàm, các em còn phải biết cách áp dụng, ghi nhớ chúng để giải Toán dễ hơn.

Admin FQA

1 giờ trước

new
Cách phát âm ed: Các lỗi sai cơ bản của người Việt khi giao tiếp bằng tiếng Anh

Ed trong tiếng Anh là một đuôi thường được sử dụng để chỉ thời gian quá khứ đơn (simple past tense) và phân từ quá khứ (past participle) của các động từ. Cách phát âm "ed" sẽ phụ thuộc vào âm cuối của động từ gốc.

Admin FQA

5 giờ trước

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
Tìm chúng tôi trên
Tải ứng dụng FQA