21/08/2023
21/08/2023
21/08/2023
Giải thích ý kiến:
– Sáng tạo ra thế giới:
+ Thế giới chính là thực tế của thời đại được nhà văn phản ánh trong tác phẩm dựa trên nền tảng sự thật của hiện thực đời sống, thể hiện tư tưởng thẩm mĩ cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn.
⇒ Sáng tạo ra thế giới: là cách nhìn, cách cảm nhận riêng của nhà văn về hiện thực đời sống với những khám phá, phát hiện, khơi dậy những điều mới mẻ, tiềm ẩn trong hiện thực đời sống. Thế giới ấy vừa mang dấu ấn hiện thực nhưng lại chưa có bao giờ để phản ánh sâu sắc thực tế thời đại và con người.
– Kiến tạo gương mặt mình: từ sự trải nghiệm hiện thực, nhà văn chắt lọc được những điều quý giá, đẹp đẽ của cuộc đời và con người để hoàn thiện bản thân. Đồng thời tạo ra nét khác biệt, dấu ấn riêng, cá tính sáng tạo trên trang văn của mình
. – Quá trình kép: hai hoạt động song song, không tách rời, bổ sung, nâng đỡ nhau: khi tạo ra thế giới mới mẻ từ cách nhìn cách cảm của mình thì đồng thời nhà văn cũng thể hiện rõ cá tính sáng tạo, phong cách riêng trong cách phản ánh hiện thực để bộc lộ tư tưởng quan điểm nghệ thuật của mình. Chính phong cách độc đáo của tác giả khiến cho “ thế giới mới vừa được tạo lập” trở nên cuốn hút đặc biệt
⇒ Ý kiến trên nhấn mạnh bản chất của sáng tạo nghệ thuật và yêu cầu đối với người nghệ sĩ: nhà văn vừa tìm tòi, sáng tạo cái mới, cái chưa từng có trong phản ánh hiện thực, vừa hoàn thiện bản thân và tạo nên phong cách nghệ thuật của riêng mình.
Lý giải mở rộng:
– Văn học bắt nguồn từ đời sống, phản ánh hiện thực đời sống nhưng không phản ánh đơn thuần, không sao chép nguyên bản “ những điều trông thấy” mà còn thể hiện tình cảm của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Vì thế giới nghệ thuật gắn liền với hoạt động nhận thức, tư tưởng, từ ấn tượng tới cảm xúc. Người nghệ sĩ quan sát rồi ghi lại dấu ấn chủ quan, nhào nặn, tái tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp, in dấu xúc cảm thẩm mỹ của mình. Văn học là sự thật ở đời nhưng chỉ được phơi bày qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Bằng năng lực sáng tạo và độ nhạy bén tinh tế, nhà văn sẽ tạo lập cho mình một thế giới riêng và thế giới ấy là hiện thực được phản chiếu qua ánh sáng tư tưởng của nhà văn.
– Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh, tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu biết về thế giới, nhận thức thế giới mà còn bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống. Những ưu tư day dứt về cuộc đời, con người sẽ khiến nhà văn càng thêm đầy đủ trong nhận thức về thế giới và đôi mắt sẽ luôn hướng về con người với bao niềm yêu thương và tin tưởng, nhà văn mới dần trở nên hoàn thiện mình, lấp đầy những thiếu xót và bồi dưỡng cho tâm hồn thêm trong sáng và thuần khiết. Đồng thời, nhà văn phản ánh hiện thực bằng cách thức riêng, tạo cho mình dấu ấn không thể trộn lẫn- phong cách riêng, độc đáo. Trong quá trình lao động nghệ thuật, nhà văn chân chính luôn có ý thức tạo ra cho mình một dấu ấn riêng .Văn chương là bản ngã, là cái tôi, là tài năng và tâm hồn người cầm bút.
Bình luận, đánh giá:
– Ý kiến của Tôn-xtôi rất xác đáng, hữu ích đối với cả người cầm bút và người thưởng thức văn chương.
– Đối với người sáng tác: Quá trình sáng tạo nghệ thuật là một hành trình lao động miệt mài. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải sống thật với đời, thấu cảm được những vui buồn, sướng khổ của con người trước cuộc đời để sáng tạo và hoàn thiện tâm hồn mình. Nhà văn cần có ý thức sâu sắc về sứ mệnh của mình, đồng thời có đủ tâm, tài, bản lĩnh và khát vọng trên con đường sáng tạo để tạo nên phong cách nghệ thuật riêng độc đáo.
– Đối với người đọc: Phải cùng với nhà văn không ngừng nâng cao nhận thức và bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mình qua tác phẩm văn học.
21/08/2023
ngọc minh
22/01/2025
NT mình tưởng tên thật của chị Dậu là Lê Thị Đào , tại sao lại là một người phụ nữ tên thắm vậy ạ
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời