1. Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 22 CH 1
Câu hỏi tr 22 CH 2
Câu hỏi tr 23 CH
Câu hỏi tr 23 HĐ
Câu hỏi tr 24
Câu hỏi tr 25
Lý thuyết
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 22 CH 1
Câu hỏi tr 22 CH 2
Câu hỏi tr 23 CH
Câu hỏi tr 23 HĐ
Câu hỏi tr 24
Câu hỏi tr 25
Lý thuyết

Câu hỏi tr 22 CH 1

Hãy dùng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí, xác định vị trí của thành phố Hải Phòng so với vị trí của Thủ đô Hà Nội.

Phương pháp giải:

Sử dụng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí để xác định.

Lời giải chi tiết:

Vị trí của thành phố Hải Phòng cách trung tâm thủ đô Hà Nội 89,67 km về phía Đông - Nam.

Câu hỏi tr 22 CH 2

Video hướng dẫn giải

Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở Hình 4.3 tại thời điểm  h. Biết vật chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km.

Phương pháp giải:

Thời gian đi của vật = Thời điểm đến – Thời điểm gốc

Lời giải chi tiết:

Thời gian vật di chuyển là: 11 – 8 = 3 (h)

1 giờ vật di chuyển được 40 km

=> 3 giờ vật di chuyển được: 3 . 40 = 120 (km)

Câu hỏi tr 23 CH

Hãy xác định các độ dịch chuyển mô tả ở Hình 4.5 trong tọa độ địa lí.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 4.5

Lời giải chi tiết:

Độ dịch chuyển mô tả trên Hình 4.5 là:

+ d1 = 200 m (Bắc)

+ d2 = 200 m (Đông Bắc)

+ d3 = 300 m (Đông)

+ d4 = 100 m (Tây).

Câu hỏi tr 23 HĐ

1. Hãy so sánh độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của ba chuyển động ở Hình 4.6.

2. Theo em, khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau.

Phương pháp giải:

1.

+ Quan sát hình

+ Độ dịch chuyển là khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối.

2.

Vận dụng khả năng tư duy sau khi trả lời hoạt động 1 mục III trang 23 sách giáo khoa Vật lí 10.

Lời giải chi tiết:

1.

Quãng đường đi được từ ngắn đến dài: 2 – 1 – 3

Độ dịch chuyển, ta thấy điểm đầu và điểm cuối của ba chuyển động đều như nhau nên độ dịch chuyển của ba chuyển động bằng nhau.

2.

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.

Câu hỏi tr 24

Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).

1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường

a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A đi từ trạm xăng tới siêu thị

b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên.

2. Vẽ bảng 4.1 vào vở và ghi kết quả tính được ở câu 1 vào các ô thích hợp

Bảng 4.1

Chuyển động

Quãng đường đi được s (m)

Độ dịch chuyển d (m)

Từ trạm xăng đến siêu thị

sTS = ...?...

dTS = ...?...

Cả chuyến đi

s = ...?...

d = ...?...

3. Hãy dựa vào kết quả trên để kiểm tra dự đoán của em trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là đúng hay sai

Phương pháp giải:

1.

+ Quãng đường đi được bằng tổng tất cả các chặng

+ Độ dịch chuyển bằng khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối.

2.

Lấy kết quả câu 1 trên ghi vào bảng

3.

Dựa vào bảng kết quả để kiểm tra

Lời giải chi tiết:

1.

a) Quãng đường bạn A đi từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)

Độ dịch chuyển của bạn A từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)

b) Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi:

+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến siêu thị là: 800 m

+ Quãng đường bạn A quay về nhà cất đồ là: 800 m

+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến trường là: 1200 m

=> Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi là: 800 + 800 + 1200 = 2800 (m)

Điểm đầu xuất phát của bạn A là nhà, điểm cuối của bạn A là trường

=> Độ dịch chuyển của bạn A là 1200 m.

2.

Chuyển động

Quãng đường đi được s (m)

Độ dịch chuyển d (m)

Từ trạm xăng đến siêu thị

sTS = 400

dTS = 400

Cả chuyến đi

s = 2800

d = 1200

3.

Dự đoán trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều

Từ bảng kết quả ta thấy dự đoán trên là đúng.

Câu hỏi tr 25

Video hướng dẫn giải

1. Một người lái xe ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô.

2. Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ dịch chuyển của người đó.

Phương pháp giải:

1.

Quãng đường đi được bằng tổng tất cả các chặng

2.

Độ dịch chuyển bằng khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối

Lời giải chi tiết:

1.

Quãng đường đi được của ô tô là: 6 + 4 + 3 = 13 (km)

Độ dịch chuyển: AD

Ta có: BH = CD = 3 km; HD = BC = 4 km; AH = AB - BH = 6 - 3 = 3 km

=> \(AD = \sqrt {A{H^2} + H{D^2}}  = \sqrt {{3^2} + {4^2}}  = 5(km)\) (theo hướng Tây - Nam)

2.

Người bơi ngang từ bờ bên này sang bên kia theo dự định là OA = 50 m.

Thực tế, do nước sông chảy mạnh nên vị trí của người đó ở vị trí B, ta có AB = 50 m

=> Độ dịch chuyển:  \(OB = \sqrt {O{A^2} + A{B^2}}  = \sqrt {{50^2} + {50^2}}  = 70,7(m)\). 

(45Đông – Nam)

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết độ dịch chuyển và quãng đường đi được - Vật Lí 10

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi