SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều tập 2

Trả lời câu hỏi văn bản 1 trang 18

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8

Câu 1

Nội dung câu hỏi: 

Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm thời tiết của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội.

 

Phương pháp giải:

Từ những chi tiết tác giả viết trong bài cũng như kinh nghiệm của bản thân mình để lựa chọn ra đặc điểm đúng nhất về thời tiết của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội.

 

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, có câu: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huệ tình của cô gái đẹp như thơ mộng….”

→ Đáp án đúng: A. Trời có mưa riêu riêu, gió lành lạnh.

Câu 2

Nội dung câu hỏi: 

Tác giả yêu mùa xuân nhất là vào khoảng thời gian nào?

 

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung đoạn văn bản để chỉ ra được khoảng thời gian tác giả yêu mùa xuân nhất để từ đó lựa chọn được đáp án chính xác.

 

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, tác giả có viết: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng,...”

→ Đáp án đúng: C. Sau ngày rằm tháng Giêng.

Câu 3

Nội dung câu hỏi: 

Dòng nào dưới đây nêu đúng vẻ đẹp của trăng non tháng Giêng trong văn bản?

 

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn bản, chú ý tới chi tiết tác giả miêu tả dáng vẻ của trăng non Tháng Giêng để có được những cơ sở lựa chọn đáp án chính xác.

 

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn: “Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền” tác gỉa đã miêu tả đúng vẻ đẹp của trăng non tháng Giêng.

→ Đáp án đúng: A. Ánh trăng trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền.

Câu 4

Nội dung câu hỏi: 

Câu văn nào sau đây thể hiện trực tiếp tình yêu của tác giả dành cho mùa xuân Hà Nội?

 

Phương pháp giải:

Đọc văn bản trong SGK, chú ý tới những chi tiết thể hiện tình yêu trực tiếp của tác giả dành cho mùa xuân Hà Nội. Sau đó đối chiếu và chọn được đáp án chính xác.

 

Lời giải chi tiết:

Có thể thấy, mạch cảm xúc của văn bản là những rung cảm mạnh mẽ của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội, tác giả khi chứng kiến cảnh vật, con người trong mùa xuân thì đã không nhịn được mà thốt lên rằng: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.”

→ Đáp án đúng: B. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.”

Câu 5

Nội dung câu hỏi: 

Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút qua một vài biểu hiện cụ thể trong văn bản Thương nhớ mùa xuân (ngôn ngữ, chi tiết, sự việc…).

 

Phương pháp giải:

Cần phải hiểu và phân tích được về đặc trưng thể loại của văn bản. Hãy đọc lại phần Kiến thức ngữ văn và văn bản Thương nhớ mùa xuân trong SGK; chú ý vào những phương diện của văn bản như: chi tiết, ngôn ngữ,...

 

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, một số chi tiết có sự đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình như: chi tiết miêu tả thời tiết mùa xuân Hà Nội vào khoảng sau rằm tháng Giêng, chi tiết miêu tả khung cảnh đoàn tụ đầm ấm của gia đình…. Ngôn ngữ của văn bản cũng đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình như: bên cạnh lời kể có nhiều tính từ, từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh và chất thơ.

Câu 6

Nội dung câu hỏi: 

Chi tiết nào về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?

 

Phương pháp giải:

Có thể lựa chọn chi tiết tìm trong văn bản hoặc một hình ảnh tâm đắc khi tìm hiểu nội dung văn bản, từ đó diễn giải chi tiết đó cho các bạn cùng lớp được nghe.

 

Lời giải chi tiết:

Chi tiết về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em là chi tiết miêu tả thiên nhiên Hà Nội vào tháng Giêng. Việt Nam có ba vùng miền và mỗi vùng miền lại có đặc điểm về khí hậu và thời tiết khác nhau trong đó, mùa xuân và khí hậu miền Bắc rất đặc biệt vì nó có đủ 4 màu trong một năm. Vũ Bằng đã miêu tả rất chân thực khung cảnh tháng giêng về với những cảm nhận về sự chuyển giao diệu kì của thời tiết và sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên với con người nơi đây.

Câu 7

Nội dung câu hỏi: 

Em hiểu thêm được những gì về giá trị văn hóa dân tộc từ văn bản Thương nhớ mùa xuân?

 

Phương pháp giải:

Từ sau khi tìm hiểu, phân tích văn bản Thương nhớ mùa xuân, bản thân có thể tùy ý rút ra những giá trị văn hóa dân tộc mà bản thân thấy được từ văn bản.

 

Lời giải chi tiết:

Qua văn bản, em hiểu nhiều hơn về văn hóa con người Hà Nội. Các chi tiết “Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác” và  "Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết...Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật" đã chỉ ra những đặc trưng về văn hóa người miền Bắc vào mỗi dịp trước và sau tết. Tết miền Bắc gắn liền với hình ảnh cây đào, bánh chưng, dưa hành... Khi hoa phai là lúc hết Tết, cuộc sống quay trở lại quỹ đạo thường ngày, tất bật với công việc.

Câu 8

Nội dung câu hỏi: 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a. Xác định đề tài và đặt nhan đề cho văn bản trên.

b. Chỉ ra đặc điểm của thể loại tùy bút được thể hiện ở văn bản trên.

 

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn bản đề bài đã đưa ra và chú ý tới những ngữ liệu, chi tiết quan trọng đồng thời xác định được những từ khóa chính trong câu hỏi để tìm nội dung trả lời phù hợp nhất với các câu hỏi mà đề bài đặt ra.

 

Lời giải chi tiết:

a. Đề tài của văn bản trên nói tới tháng Ba đất Bắc mang vẻ đẹp quá kì ảo, tuyệt diệu, làm say đắm lòng người.

Có thể đặt nhan đề là: Thương nhớ tháng Ba, tháng Ba đất Bắc…..

b. Đặc điểm của thể loại tùy bút được thể hiện ở văn bản trên: Văn bản có nhiều đoạn văn vừa kể lại sự việc (không gian, cảnh sắc, thời tiết…) vừa thể hiện trực tiếp suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết (tình yêu, nỗi nhớ,...). Ngôn ngữ của văn bản rất giàu chất thơ và hình ảnh.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi