Lý thuyết
Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định, những đối tượng đó được gọi là những phần tử của tập hợp mà ta nhắc đến.
Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu là \(x \in A\), y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là \(y \notin A\)
Ta thường viết tập hợp theo 2 cách:
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
+ Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “ ; ”
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần , thứ tự liệt kê tùy ý.
Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Bài tập
Bài 1: Cho tập hợp P là tập hợp các chữ cái có trong từ NGÂN HÀNG
a) Điền kí hiệu \( \in ; \notin \) thích hợp vào ô trống
b) Viết tập hợp P.
Bài 2: Cho B là tập hợp các số tự nhiên chẵn, nhỏ hơn 8.
Viết tập hợp B theo 2 cách
Bài 3: Cho tập hợp M = {1;2;3;4;5;6}
N = {8;7;6;5;4}
a) Viết tập hợp A gồm các phần tử thuộc cả M và N
b) Viết tập hợp B gồm các phần tử thuộc M nhưng không thuộc N
c) Viết tập hợp C gồm các phần tử thuộc N nhưng không thuộc M
Lời giải chi tiết:
Bài 1: Cho tập hợp P là tập hợp các chữ cái có trong từ NGÂN HÀNG
a) Điền kí hiệu \( \in ; \notin \) thích hợp vào ô trống
b) Viết tập hợp P.
Phương pháp
Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu là \(x \in A\), y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là \(y \notin A\)
Viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp
+ Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “ ; ”
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần , thứ tự liệt kê tùy ý.
Lời giải
a)
b) P = {N;G;Â;H;A}
Bài 2: Cho B là tập hợp các số tự nhiên chẵn, nhỏ hơn 8.
Viết tập hợp B theo 2 cách
Phương pháp
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
+ Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “ ; ”
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần , thứ tự liệt kê tùy ý.
Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó
Lời giải
Cách 1:
B = {0;2;4;6}
Cách 2:
B = {x \( \in \)N| x là số chẵn nhỏ hơn 8}
Bài 3: Cho tập hợp M = {1;2;3;4;5;6}
N = {8;7;6;5;4}
a) Viết tập hợp A gồm các phần tử thuộc cả M và N
b) Viết tập hợp B gồm các phần tử thuộc M nhưng không thuộc N
c) Viết tập hợp C gồm các phần tử thuộc N nhưng không thuộc M
Phương pháp
Bước 1: Tìm các phần tử của mỗi tập hợp
Bước 2: Viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp:
+ Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “ ; ”
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần , thứ tự liệt kê tùy ý.
Lời giải
a) Các phần tử thuộc cả M và N là: 4;5;6.
A = {4;5;6}
b) Các phần tử thuộc M nhưng không thuộc N là: 1;2;3
B = {1;2;3}
c) Các phần tử thuộc N nhưng không thuộc M là: 8;7.
C = {8;7}
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 6
Chủ đề 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ
Unit 1: Home
Đề kiểm tra học kì 2
Đề thi giữa học kì 1
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 6
SGK Toán - Cánh diều Lớp 6
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6