Câu 1
Câu 1 (trang 126 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này? Thể thơ truyền thống song thất lục bát (mà em đã làm quen qua đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc học ở lớp 7) đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?
Phương pháp giải:
Hãy đọc đoạn thơ một vài lần để cảm nhận được giọng điệu trữ tình của đoạn thơ trích. So sánh những đặc điểm nhận dạng và cách sử dụng từ ngữ ở Chinh phụ ngâm khúc với Hai chữ nước nhà trong việc tạo ra giọng điệu của thể thơ truyền thống này.
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ mang giọng điệu buồn đau, thống thiết, lâm li. Thể thơ song thất lục bát phù hợp diễn tả tâm trạng. Hai câu bảy chữ trào dâng. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối.
Câu 2
Câu 2 (trang 126 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần
Phương pháp giải:
Điền ý chính từng phần vào từng chỗ trống trong bảng
Lời giải chi tiết:
Phần | Ý chính mỗi phần |
8 câu đầu | Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn |
20 câu tiếp theo | Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc |
8 câu cuối | Lời than về thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con |
Câu 3
Câu 3 (trang 127 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện
- Bối cảnh không gian
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con
Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc chú thích *, dựa vào đề tìa - chủ đề đoạn trích để tìm và phân tích bối cảnh không gian, hoàn cảnh, tâm trạng các nhân vật (biểu hiện qua các chi tiết nghệ thuật ở phần đầu)
Lời giải chi tiết:
8 câu thơ đầu:
- Bối cảnh không gian: vùng ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu… càng gợi lên nỗi buồn đau.
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng: cha bị áp giải sang Tàu, đi không trở lại, con muốn theo nhưng còn thù nhà nợ nước, cha đành khuyên con ở lại.
→ Lời khuyên của người cha khi ấy như những lời trăng trối thiêng liêng, thấm thía vào ý chí tư tưởng người con.
Câu 4
Câu 4 (trang 127 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Phân tích đoạn thơ thứ hai
- Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
- Tìm hiểu sức gợi cảm của đoạn thơ (chú ý cách biểu hiện cảm xúc của tác giả và cả bối cảnh tâm trạng của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX)
Phương pháp giải:
Vào những năm đầu của thế kỉ XX, nhiều nhà thơ, nhà văn yêu nước thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bè lũ tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình (chú thích *, SGK tr.161)
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ thứ 2:
- Tình yêu nước của tác giả thể hiện qua lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù; nỗi đau quê hương bị tàn phá.
- Sức gợi cảm của đoạn thơ: đoạn thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ, ẩn dụ đặc sắc, nhiều hình ảnh lớn lao, ngôn ngữ và giọng thơ thể hiện nỗi buồn sâu sắc.
Câu 5
Câu 5 (trang 128 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Người cha chịu bó tay vì tuổi già sức yếu, đành nhờ cậy con kế tục sự nghiệp của tổ tông sau này đối với đất nước.
Lời giải chi tiết:
Phần cuối đoạn trích người cha nói đến tình thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ), nhắc nhở sự nghiệp của tổ tông (vì nước gian lao) để kích thích cái chí gánh vác giang sơn, đặt niềm tin, trao gửi cho con trả nợ nước, báo thù nhà.
Luyện tập
(trang 128 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này mọt số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Phương pháp giải:
Em tự suy nghĩ và trả lời
Lời giải chi tiết:
- Những hình ảnh mang tính ước lệ, sáo mòn: mây sầu, gió thảm, hổ thét chim kêu, máu nóng, hồn nước, đất khóc, giời than, thân lươn…
⟹ Có sức lay động vì gợi đúng thực trạng đất nước buổi lâm nguy. Nhấn mạnh tâm trạng bi tráng của nhân vật lịch sử, khích lệ tinh thần yêu nước.
Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Unit 2. Sensations
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8