Tìm hiểu cách ứng xử với thầy cô
* Phân tích tình huống dưới đây và chỉ ra cách ứng xử đúng mực, chưa đúng mực của học sinh với thầy cô.
Phương pháp giải:
+ Phân tích tình huống: Nhân vật gồm những ai? Các bạn có cách ứng xử, lời nói, hành động như nào với thầy cô giáo?
Lời giải chi tiết:
+ Tình huống 1: Cách hành xử đúng mực: bạn học sinh quan tâm, hỏi han tình hình sức khỏe cô giáo khi thấy cô bị mệt
+ Tình huống 2:
Cách hành xử đúng mực: bạn nam nhắc nhở bạn cất truyện để nghe cô giáo giảng bài
Cách hành xử chưa đúng mực: đọc truyện trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài
+ Tình huống 3: Cách hành xử đúng mực: giúp thầy nhặt lại giáo án bị rơi
+ Tình huống 4: Cách hành xử chưa đúng mực: không chào thầy giáo khi thầy đi ngang qua.
* Chia sẻ về cách ứng xử đúng mực với thầy cô của em và các bạn.
Gợi ý:
+ Những lời nói, hành vi nên và không nên trong ứng xử với thầy cô.
+ Những yêu cầu trong cách ứng xử của học sinh với thầy cô.
Phương pháp giải:
+ Khi gặp thầy cô giáo em có lời nói, hành động gì?
+ Trong giờ học em cần làm gì để có cách ứng xử đúng mực với thầy cô.
Lời giải chi tiết:
Cách ứng xử đúng mực với thầy cô của em và các bạn:
+ Lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô giáo
+ Tôn trọng, yêu mến, biết ơn thầy cô giáo
+ Tập trung, chăm chú nghe giảng, không làm việc riêng trong giờ học
Phát triển mối quan hệ với thầy cô
* Chỉ ra những việc em thường thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.
Lời giải chi tiết:
Những việc em thường thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô:
+ Hỏi han sức khỏe của thầy cô khi thấy thầy cô mệt
+ Ứng xử lễ phép, lịch sự, chào hỏi với thầy cô
+ Hoàn thành tốt bài tập, nhiệm vụ được giao
+ Tích cực giơ tay phát biểu, bày tỏ quan điểm cá nhân với thầy cô
* Giải thích tại sao những việc đó có thể giúp phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.
Lời giải chi tiết:
Những việc đó có thể giúp phát triển quan hệ tốt đẹp với thầy cô vì :
- Thầy cô có thể thấy được điểm mạnh, khả năng của bản thân mình
- Thể hiện sự tinh tế, quan tâm, sự kính trọng của mình với thầy cô
- Chứng minh năng lực của bản thân.
* Thực hiện những việc em có thể làm để tiếp tục phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.
HS tự thực hiện.
Rèn luyện cách phát triển mối quan hệ với thầy cô
Đề xuất cách ứng xử phù hợp trong các tình huống sau:
Phương pháp giải:
Phân tích tình huống:
- Bối cảnh tình huống như nào?
- Em có cách ứng xử như nào trước những tình huống đó?
Lời giải chi tiết:
+ Tình huống 1: chủ động hỏi thầy cô cách làm, các bước thực hiện để hiểu và nắm rõ kiến thức mình cần tìm
+ Tình huống 2: bình tĩnh, chứng minh, giải thích cho thầy cô giáo hiểu vấn đề
+ Tình huống 3: xin lỗi vì đã nói trống không với cô, đồng thời hứa sẽ hứa sẽ sửa đổi và không tái phạm.
Suy nghĩ tích cực về mối quan hệ với thầy cô
Viết một là thư Điều em muốn nói để gửi vào hộp thư chung của lớp:
+ Điều làm em thấy hài lòng trong mối quan hệ với thầy cô.
+ Điều em mong muốn được cải thiện trong mối quan hệ với thầy cô.
Lời giải chi tiết:
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2022
Cô Hằng kính mến!
Thế là một mùa hè nữa lại đến, cô trò chúng ta đã đồng hành cùng nhau hết một năm học rồi. Năm học vừa qua, cô, em và các bạn đã trải qua biết bao cảm xúc, cùng nhau tham gia bao hoạt động. Em rất vui vì được học dưới sự chỉ dạy của cô. Hôm nay em viết thư này nhằm giãi bày những suy nghĩ, cảm xúc của mình về cô.
Em cảm thấy rất biết ơn và hạnh phúc khi cô là giáo viên chủ nhiệm lớp mình. Cô luôn dịu dàng dạy dỗ, khuyên bảo chúng em những điều hay lẽ phải, những kiến thức bổ ích. Dù khi chúng em mắc lỗi nhưng cô không cáu gắt hay giận dữ, to tiếng. Không những vậy, trước những hoàn cảnh khó khăn, cô luôn mở rộng lòng mình, tìm cách hỗ trợ hết mình.
Em hi vọng trong những năm học tiếp theo em có thể được học tập dưới sự dạy bảo của cô, mạnh dạn, tự tin hơn để thể hiện bản thân mình.
Cuối cùng, em hứa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để không phụ sự kỳ vọng, mong mỏi của cô và nhà trường. Em yêu, kính trọng và cảm ơn cô rất nhiều!
Học trò của cô,
Hương
Mai Thu Hương.
Bài 9
Bài 4. Giai điệu đất nước
Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương X. Một số hình khối trong thực tiễn
Unit 3. Music and Arts