Gợi ý 1
Người thầy đã có thái độ như thế nào trước những lời nói thô tục và vô lễ của bố cậu học sinh bị lưu ban ?
Phương pháp giải:
Xem đoạn: "Lời của bố cậu học trò … Ông về đi!".
Lời giải chi tiết:
Trước những lời nói thô lỗ của bố cậu học sinh bị lưu ban, lúc đầu, người thầy rất giận, muốn xông ra. Nhưng sau đó, thầy đã kìm chế được, chỉ đi ra, từ tốn nói: "Ông say rồi! Ông về đi!".
Gợi ý 2
Khi lại nhận dạy lớp 3 có cậu học sinh năm ngoái bị lưu ban, thầy giáo đã có thái độ như thế nào với em học sinh này ?
Phương pháp giải:
Xem đoạn: "Ba tháng hè trôi qua … tiêu chuẩn lưu ban".
Lời giải chi tiết:
Khi nhận dạy lớp 3 có cậu bé lưu ban, người thầy quan tâm, động viên cậu bé vì thương cậu nếu còn học yếu sẽ bị loại vì hết tiêu chuẩn lưu ban. Thầy giáo cũng nhất quyết không nhận quà cáp của bố cậu bé, không vì vật chất và thiếu quan tâm cậu bé.
Gợi ý 3
Những thái độ của người thầy giáo vừa nêu thể hiện đức tính gì ?
Lời giải chi tiết:
Những thái độ của người thầy thể thiện thầy là một người rất yêu quý, chăm lo cho học sinh, là người khoan dung, độ lượng. Mặc dù bố của học sinh đã có những lời lẽ không hay đối với thầy nhưung thầy vẫn bỏ qua và dạy dỗ học sinh hết mình.
Em đọc truyện
Hướng dẫn đọc : Tác giả tự kể về người cha của mình - một thầy giáo - bằng một tình cảm kính trọng trước một tấm gương chăm sóc dạy dỗ học sinh hư. Cần đọc chậm rãi và diễn cảm để làm nổi nhân vật "bố tôi".
CÂU CHUYỆN CỦA BỐ TÔI
Ngày mới ra dạy học, bố tôi dạy lớp 3 trường huyện. Trong lớp, có cậu học sinh học yếu, bố tôi cũng đã quan tâm nhưng vì kiến thức mất cơ bản và chưa chăm nên cuối năm điểm trung bình loại kém, cậu ta phải lưu ban. Buổi tối hôm bế giảng năm học, bố tôi đang ngồi trong nhà thì có tiếng một người đàn ông quát ngoài ngõ. Tiếng quát lúc đầu chỉ thấy lè nhè, ồm ồm, sau càng ngày càng rõ :
- Con tôi như thế mà ông bắt "đúp" hả ? Ông trù con tôi vì tôi không biếu xén chứ gì ? Ông cần bao nhiêu sao không nói ? Một năm ăn học tốn kém bao nhiêu, ông có biết không ? Ông hại tôi rồi!
Lời của bố cậu học trò bị lưu ban làm bố tôi giận tím mặt. Ông nắm hai bàn tay, định xông ra. Với sức vóc của một thanh niên mới ngoài 20 tuổi, từng phụ trách hướng đạo sinh, bố tôi có thể chỉ đẩy nhẹ một cái là gã say rượu kia ngã chòng quèo trên mặt đất. Nhưng ông đã kìm lại được, chỉ đi ra, từ tốn nói: "Ông say rồi! Ông về đi!". Bà con lối xóm trong đó có một số người đang có con học ở trường, ra lôi ông phụ huynh học sinh "giời đánh" ấy đi.
Ba tháng hè trôi qua. Năm học mới, theo sự phân công của hiệu trưởng, bố tôi lại dạy lớp 3, và vì trường chỉ có một lớp 3 nên đương nhiên cậu học sinh ấy lại học lớp do bố tôi dạy. Ông rất quan tâm, động viên cậu bé vì thương cậu nếu còn học yếu sẽ bị loại vì hết tiêu chuẩn lưu ban.
Một buổi tối, bố tôi đang ngồi soạn bài thì có một người đàn ông đội một cái mâm to có đậy lồng bàn đi vào ngõ. Vào đến giữa sân, ông ta đặt cái mâm lên thềm rồi quỳ xuống lạy bố tôi lia lịa, miệng kêu :
- Xin tạ tội với thầy. Thầy thương cháu!
Bố tôi chạy xuống đỡ ông ta lên và nói:
- Bác cứ yên tâm, tôi dạy lại cháu tất nhiên tốt hơn vì hiểu rõ trình độ của cháu. Còn cái mâm này, bác phải mang về ngay, có thế tôi mới dạy con bác được.
Ông bố định bỏ chiếc mâm lại, nhưng bố tôi bắt mang về với thái độ ôn tồn, nhưng kiên quyết. Ông ta đành đội chiếc mâm về - một chiếc thủ lợn to đùng!
ĐẢNG HIỂN
Bài 9
Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7
Đề thi giữa kì 2
PHẦN ĐỊA LÍ