Câu 1
Câu 1 (trang 61 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Tìm chủ đề của đoạn trích.
Phương pháp giải:
Căn cứ vào nhan đề đoạn trích và hành động trái ngược nhau của hai nhân vật (Trịnh Hâm và ông Ngư) để nêu chủ đề.
Lời giải chi tiết:
Chủ đề ở đoạn thơ này là sự đối nghịch giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
- Cái ác: Do ganh ghét, đố kỵ tài năng của Lục Vân Tiên nên khi Vân Tiên đang bơ vơ nơi đất khách quê người lại tàn tật, Trịnh Hâm đã trở thành một kẻ độc ác, nhẫn tâm hãm hại Lục Vân Tiên ngay cả khi Vân Tiên đã không còn có thể đe dọa đến bước đường công danh của hắn.
- Cái thiện: Vân Tiên được ông Ngư cứu. Đó là việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của ông Ngư.
Câu 2
Câu 2 (trang 61 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?
Phương pháp giải:
Lưu ý: Trịnh Hâm trước đó đã lừa tiểu đồng đem trói vào gốc cây trong rừng, nay lại nhân lúc nửa đêm, đẩy Vân Tiên xuống sông, lại còn giả vờ kêu cứu. Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã cho thấy bộ mặt bất nhân, bất nghĩa, hãm hại người tài trong lúc hoạn nạn của Trịnh Hâm.
Lời giải chi tiết:
- Hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa:
+ Độc ác, bất nhân vì hắn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ.
+ Bất nghĩa vì Vân Tiên vốn là bạn của hắn, từng “trà rượu” và làm thơ với nhau, lại đã có lời nhờ cậy: "tình trước ngãi sau - Có thương xin khá giúp nhau phen này”, và hắn cũng từng hứa hẹn: “Người lành nỡ bỏ người đau sao đành”.
- Hành động có toan tính, có âm mưu, kế hoạch sắp đặt khá kĩ lưỡng, chặt chẽ.
+ Thời gian gây tội ác: giữa đêm khuya, khi mọi người đã yên ngủ trên thuyền.
+ Không gian: giữa khoảng trời nước mênh mông (giữa vời “mịt mờ sương bay).
+ Người bị xô ngã xuống “vời” thì bất ngờ không kêu lên một tiếng. Đến lúc biết không ai còn có thể cứu được Vân hắn mới “giả tiếng kêu trời”, la lối um sùm lên, rồi "lấy lời phôi pha” kể bịa đặt để che lấp tội ác của mình. Kẻ tội phạm, nhờ gian ngoa xảo quyệt đã phủi sạch tay, không mảy may cắn rứt lương tâm.
=> Chỉ có tám dòng thơ để kể về một tội ác tày trời và lột tả tâm một kẻ bất nghĩa, bất nhân. Nguyễn Đình Chiểu đã thành công ở sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến hoạt động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữ được vẻ mộc mạc, giản dị vốn có của tác phấm.
Câu 3
Câu 3 (trang 62 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Cái thiện được thể hiện thế nào qua đoạn trích?
Phương pháp giải:
Xem kĩ đoạn trích và gợi ý trong SGK. Cái thiện ở đây chủ yếu được thể hiện qua nhân vật ông Ngư.
Lời giải chi tiết:
- Cảnh ông Ngư vớt Vân Tiên lên và cả gia đình chạy chữa cho chàng một cách ân cần, chu đáo (ông, bà, con). Cả nhà dường như nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa đế cứu sống Vân Tiên.
- Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ông Ngư: Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khó của chàng, ông Ngư sẵn lòng cưu mang chàng, dù chỉ là chia sẻ một cuộc sôang đói nghèo “hẩm hút tương rau", nhưng chắc chắn sẽ đầm ấm tình người “Hôm mai hẩm hút với già cho vui”. Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng Vân Tiên.
- Cuộc sống lao động của ông Ngư: Đây là một cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi ô trọc; một cuộc sống tự do phóng khoáng giữa trời cao rộng, hòa nhập bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sông nước.
=> Gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người động bình thường.
Câu 4
Câu 4 (trang 62 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Hãy chọn câu thơ mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu ấy.
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn trích, có thể có nhiều đoạn hay, nhưng cần chọn đoạn tác giả có nhiều cảm xúc và giàu ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm. Đó là đoạn cuối, đoạn ông Ngư nói về cuộc sống phóng khoáng của mình.
Lời giải chi tiết:
“Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ,
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”.
Đoạn thơ có ý tứ phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm. Một khoảng thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt được mở ra với những doi, vịnh, chích, đầm, bầu trời, đất, gió, trăng,... Con người hòa nhập trong cái thế giới thiên nhiên ấy, không chút cách biệt hứng gió, chơi trăng, tắm mưa, chải gió... và niềm vui sống cũng dường như đầy ắp cái “cõi thế" của con người ấy (tác giả dùng rất nhiều từ chỉ trạng thái tâm hồn thanh thản, vui sống ấy: vui vầy, thong thả, nghêu ngao, vui thầm, thung dung, vui say...). Có cảm giác như chính Nguyễn Đình Chiểu đang nhập thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống và niềm tin yêu cuộc đời của mình.
Luyện tập
Trong truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì? Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng gì thông qua các nhân vật ấy?
Phương pháp giải:
Chỉ khi em đọc toàn bộ tác phẩm Lục Vân Tiên mới có thể làm được bài tập này. Về ý tưởng, tác giả đề cao người lao động vô danh, những người sống đạo đức, lương thiện, sẵn lòng làm việc nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư trong đoạn trích này là ông Tiều, ông Quán, bà lão dệt vải trong rừng. Họ có điểm chung là những người lao động bình dị, chất phác, giàu tình thương. Tác giả muốn ngợi ca phẩm chất cao đẹp của những người lao động.
Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất
Bài 7
CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Đề thi giữa học kì - Hóa học 9
Bài 34