1. Quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
Để phòng, chống bạo lực học đường, pháp luật nước ta quy định:
- Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm hại thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường và người khác.
- Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
- Nhà trường, cha mẹ học sinh có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường; phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa, can thiệp kịp thời và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh trước các hành vi bạo lực học đường.
2. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường.
- Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:
+ Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
+ Thân thiện, hòa đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.
+ Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.
+ Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu lầm, xích mích nhỏ.
+ Nhận biết nguy cơ bị bạo lực học đường, tự chủ. Không bị lôi kéo, tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.
+ Tìm hiểu các thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
- Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:
+ Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
+ Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
+ Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
+ Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.
+ Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
+ Khi chứng kiến bạo lực học đường, không thờ ơ vô cảm, lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
+ Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.
Progress Review 4
Chương 2: Số thực
Chương 4: Góc. Đường thẳng song song
Chủ đề 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Unit 5: Food and Drink