Câu 1
Liệt kê các khoản chi tiêu của em và chia sẻ cách em kiểm soát các khoản chi đó.
Phương pháp giải:
+ Các khoản chi tiêu thường ngày của em là gì ?
+ Em làm gì để kiểm soát các khoản chi đó ?
Lời giải chi tiết:
- Các khoản chi tiêu thường ngày của em:
+ Chi cho ăn uống: ăn liên hoan, các bữa trong ngày…
+ Chi cho học tập: sách vở, đồ dùng học tập…
+ Chi cho tiết kiệm
+ Chi cho sức khỏe: mua thuốc khi ốm…
- Cách kiểm soát các khoản chi: ghi chép các khoản đã chi; chỉ chi cho những khoản thực sự cần thiết; lập kế hoạch chi tiêu.
Câu 2
Phân loại các khoản chi của em vào nhóm chi tiêu phù hợp và tính tỉ lệ phần trăm em đã chi cho mỗi nhóm.
- Nhóm thiết yếu (50%): Các khoản chi dành cho sinh hoạt sinh hoạt.
- Nhóm linh hoạt (30%): Các khoản chi dành cho hoạt động giải trí, ăn uống vặt, gặp gỡ bạn bè,...
- Nhóm tích lũy (20%): Khoản tiền tiết kiệm sử dụng cho các sự kiện đột xuất hay các khoản chi lớn trong tương lai.
Phương pháp giải:
+ Các nhóm chi tiêu của em là gì ?
+ Phần trăm em chi cho mỗi nhóm là bao nhiêu ?
Lời giải chi tiết:
Nhóm thiết yếu | Nhóm linh hoạt | Nhóm tích lũy |
Đồ ăn, sách vở, quần áo (50%) | Đi xem phim, đi chơi ( 30%) | ết kiệm (25%) |
Câu 3
Chia sẻ cách em sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các khoản chi của mình và giải thích lí do.
Phương pháp giải:
+ Em sắp xếp các khoản chi tiêu theo thứ tự nào ?
+ Vì sao em có cách sắp xếp như vậy ?
Lời giải chi tiết:
+ Sắp xếp thứ tự ưu tiên: Nhóm thiết yếu – Nhóm linh hoạt – Nhóm tích lũy
+ Lý do: Phù hợp với các chi tiêu hàng ngày của em, nhóm thiết yếu là điều quan trọng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, còn nhóm tích lũy đề phòng tránh những lúc khó khăn.
Chương 4: Tam giác bằng nhau
Bài 7
Unit: Welcome back
Unit 8. Festivals around the World
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7