Trong khi đọc Câu 1
Nếu được yêu cầu chuyển thể một tác phẩm văn học lên sân khấu, bạn sẽ chọn tác phẩm nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ các tác phẩm đã được học trước đó
- Chọn ra một tác phẩm em tâm đắc nhất và muốn chuyển thể nó lên sân khấu và giải thích vì sao
Lời giải chi tiết:
- Nếu được chọn một tác phẩm văn học lên sân khấu thì em sẽ chọn tác phẩm Lão Hạc - Nam Cao. Bởi các tình tiết câu chuyện xảy ra được nhà văn Nam Cao khắc họa rõ nét qua diễn biến tâm lý nhân vật vẽ nên câu chuyện về cuộc đời bất hạnh Lão Hạc
- Những phân cảnh trong tác phẩm rất cuốn hút và chạm được sâu vào lòng khán giả dù nó mới chỉ nằm trên giấy. Vì vậy nếu được chuyển thể lên sân khấu thì đây sẽ trở thành một tiết mục hay và lấy được sự ủng hộ của tất cả mọi người
Trong khi đọc Câu 2
Đọc truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và cho biết: Nếu chuyển thể tác phẩm này thành một tiểu phẩm sân khấu, bạn sẽ lựa chọn cảnh nào? Hãy cho biết lí do lựa chọn của bạn.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 55)
- Lựa chọn phân cảnh mà bạn tâm đắc nhất trong tác phẩm để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Nếu được chuyển thể tác phẩm thành một tiểu phẩm trên sân khấu em sẽ chọn cảnh Mị hồi tưởng giữa quá khứ và hiện tại
- Bởi đây là phân cảnh nhân vật Mị nhận thức được hoàn cảnh của bản thân, thể hiện rõ lên được nhiều khung bậc cảm xúc vì vậy khi được chuyển thể thành kịch sẽ rất hấp dẫn
Trả lời câu hỏi Câu 1
Kịch bản sân khấu có sự thay đổi như thế nào về bố cục so với tác phẩm văn học? Sự thay đổi đó có thuyết phục không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 55)
- Chú ý đến bố cục và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Kịch bản sân khấu có sự thay đổi về bố cục so với tác phẩm văn học là:
+ Tác giả kịch bản sân khấu sẽ đặt cảnh vui nhộn, tràn đầy sức sống, đau thương, u ám… để thể hiện được tâm tư, tình cảm của nhân vật. Ví dụ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” tác giả đặt cảnh vui nhộn của lễ hội lên đầu vở kịch, đồng thời ngay sau đó đã lồng ghép đoạn miêu tả sự tuyệt vọng, cơ cực, lầm lũi của Mị trong quá khứ với đoạn miêu tả sự trỗi dậy khát khao hạnh phúc của Mị trong đêm tình mùa xuân. Sự lồng ghép này được thể hiện trên sân khấu bằng cách cho đồng hiện hai nhân vật Mị quá khứ và Mị hiện tại. Thông qua sự đồng hiện này, tác giả kịch bản muốn nhấn mạnh sự xung đột bên trong nhân vật Mị.
- Sự thay đổi này có thuyết phục vì nó giúp cho tác phẩm gần gũi hơn với người đọc, người nghe; giúp cho người đọc, người nghe cảm nhận rõ hơn được tâm tư, tình cảm của nhân vật thông qua lời nói, hành động.
Câu 2
Những đoạn miêu tả nội tâm trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã được chuyển thể thành những yếu tố nào trong kịch bản sân khấu? Cách chuyển thể đó tạo nên hiệu ứng gì đối với người xem?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 55)
- Chú ý đến những đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Những đoạn miêu tả nội tâm trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã được chuyển thể trong kịch bản sân khấu là:
- Trong kịch bản sân khấu, nội tâm nhân vật được chuyển thể thành các yếu tố như chỉ dẫn về diễn xuất của diễn viên, lời độc thoại của nhân vật.
- Điểm sáng tạo đặc biệt trong kịch bản sân khấu này là tác giả đã chuyển lời độc thoại thành lời hát: ví dụ trong lời hát của Mị hiện tại trong cảnh thứ hai, lời hát theo lối đối đáp giao duyên của Mị và A Phủ trong cảnh Mị cởi trói cho A Phủ. Bằng cách chuyển lời độc thoại thành lời hát, tác giả có thể biểu đạt rõ ràng hơn những khung bậc cảm xúc của nhân vật thông qua hiệu ứng âm nhạc, đồng thời gây ấn tượng mạnh với người xem. Bằng cách sử dụng lời hát theo lối đối đáp giao duyên để bộc lộ nội tâm của Mị và A Phủ, tác giả đã diễn tả được sự đồng cảm của hai nhân vật.
- Cách chuyển thể đó tạo nên hiệu ứng đối với người xem là:
+ Lời thoại là một phương tiện quan trọng nhất để bộc lộ nội tâm.
+ Các yếu tố như giai điệu, tiết tấu trong âm nhạc có thể được lồng ghép vào lời thoại để gia tăng khả năng bộc lộ nội tâm nhân vật và hấp dẫn người xem.
Câu 3
Các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, đạo cụ,… đã được sử dụng như thế nào trong kịch bản sân khấu? nếu biểu diễn vở kịch, bạn sẽ điều chỉnh những yếu tố ra sao để phù hợp với điều kiện hiện có của mình?
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức đã học về kịch bản sân khấu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, đạo cụ,… đã được sử dụng trong kịch bản sân khấu là:
+ Sân khấu cảnh Lễ hội được chia thành hai phần: phần bóng tối nơi Mị đang ngồi và phần ánh sáng rực rỡ nơi diễn ra lễ hội.
+ Âm thanh là nhạc nền dân tộc.
+ Cảnh Mị cởi trói cho A Phủ, ánh sáng di chuyển và biến đổi liên tục theo sự di chuyển của nhân vật trên sân khấu và diễn biến nội tâm của nhân vật.
+ Ánh sáng mạnh hơn ở những hành động diễn tả sự quyết đoán, mạnh mẽ của nhân vật.
Câu 4
Những chỉ dẫn diễn xuất có phù hợp với lời thoại của nhân vật với nội dung, thông điệp của kịch bản hay không? Nếu được viết lại, bạn muốn thay đổi những gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 55)
- Chú ý đến diễn xuất và lời thoại của nhân vật
Lời giải chi tiết:
- Một yếu tố không thể thiếu trên sân khấu đó chính là diễn xuất
- Nó không chỉ đảm nhiệm chức năng tạo hình nhân vật, bộc lộ tâm trạng, tính cách, số phận của nhân vật, lôi cuốn, hấp dẫn người xem, mà còn hiện diện như yếu tố ước lệ để thể hiện thông điệp của toàn bộ vở diễn.
- Diễn xuất của diễn viên cũng thể hiện cách tiếp nhận, diễn giải, sáng tạo riêng của từng diễn viên; vì thế, cùng một kịch bản sân khấu, nhưng mỗi diễn viên lại tạo nên những hình tượng nhân vật rất khác nhau dựa trên khả năng diễn xuất riêng của mình.
Câu 7
Theo bạn, khi chuyển thể một tác phẩm văn học sang một kịch bản sân khấu, có thể sáng tạo những gì? Đâu là điều không thể thay đổi?
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức đã học về kịch bản sân khấu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Sân khấu hoá là một hoạt động tiếp nhận, cho phép sự tự do sáng tạo, đồng kiến tạo của tập thể biên kịch, đạo diễn, diễn viên,... Vì thế, ta có thể thay đổi bố cục, lược bỏ nhân vật, sự kiện, thêm vào các nhân vật, sự kiện mới, thay đổi thông điệp của tác phẩm, hoặc làm mới các nhân vật,...
- Tuy nhiên, việc sáng tạo đó vẫn nên được thực hiện dựa trên sự tôn trọng những yếu tố khách quan của tác phẩm gốc, đồng thời phải đảm bảo được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm sân khấu.
- Và điều quan trọng là chúng ta có thể phát triển thêm những chi tiết nhỏ của vở kịch nhưng vẫn không làm thay đổi ý nghĩa truyền tải của tác phẩm
Câu 6
Hãy nhận xét về cách chuyển thể của tác giả trong kịch bản và đề xuất những thay đổi để vở kịch có thể gần gũi hơn với khán giả dựa trên gợi ý sau:
Phương pháp giải:
- Vận dụng những kiến thức đã học về kịch bản sân khấu để trả lời câu hỏi
- Có thể đề xuất một số thay đổi để vở kịch có thể gần gũi hơn với khán giả
Lời giải chi tiết:
Unit 2: Entertainment and Leisure
Chương 12. Địa lí ngành dịch vụ
Chủ đề 2. Mạng máy tính và internet
Đề thi giữa kì 1
Unit 5: Charity
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10