Dàn ý
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề: an toàn giao thông
2. Thân đoạn
a. Giải thích vấn đề
- Khái niệm "an toàn giao thông": là đảm bảo cho những người khi tham gia giao thông đường bộ không bị thương hoặc tử vong do tai nạn giao thông gây ra.
b. Thực trạng
- Thực tế, hiện tượng ùn tắc giao thông đang trở thành vấn đề phổ biến ở các thành phố lớn
- Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông tăng đáng kể, số người chết và bị thương lên đến hàng ngàn vụ
c. Nguyên nhân
- Do ý thức người dân quá chủ quan khi tham gia giao thông: không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, vẫn tham gia giao thông dù đã uống rượu bia, ...
- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, có nhiều công trình xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà ổ vịt...
d. Hậu quả
- Tai nạn giao thông gia tăng, gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, tiền bạc và thậm chí là tính mạng con người
- Ùn tắc giao thông gây ô nhiễm khói bụi...
e. Giải pháp
- Người dân cần tự ý thức được tính quan trọng của an toàn khi tham gia giao thông
- Nhà nước cần có những chính sách tu sửa lại hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng đường sá...
3. Kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ bản thân
Bài mẫu 1
Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: "An toàn là bạn, tai nạn là thù”, "An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước, là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước. Các bạn trẻ hãy ý thức rằng: "Tử thần không ở đâu xa, mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số " Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác.
Bài mẫu 2
Những bài học về an toàn giao thông đường bộ luôn là những bài học giáo dục nếp sống thanh lịch đầu tiên của các lớp học ở cấp Tiểu học. Tuy nhiên, hiện nay, việc chấp hành Luật giao thông đường bộ ở học sinh vẫn chưa thực sự nghiêm túc. Nhiều học sinh điều khiển phương tiện như xe đạp điện vẫn không đội mũ bảo hiểm.
Thậm chí có học sinh chưa đủ tuổi đã điều khiển xe máy. Khi tham gia giao thông bằng các phương tiện này, học sinh còn phóng nhanh vượt ẩu… Những hành vi trên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính học sinh và những người xung quanh.
Vậy nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, nó xuất phát từ chính học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ luật giao thông. Cũng có thể là Những học sinh dù nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Chính vì vậy, biện pháp khắc phục cần đến từ sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội.
Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh một cách sinh động và dễ hiểu. Gia đình cần nhắc nhở các em để học sinh hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông theo quy định. Xã hội cần tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Các cảnh sát giao thông cần nghiêm khắc xử lí các hành vi sai quy định. Còn với riêng em sẽ ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các câu đố vui về an toàn giao thông, về luật lệ giao thông chuẩn bị cho các Hội thi An toàn giao thông thường xuyên được diễn ra để giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về an toàn giao thông và chấp hành đúng luật giao thông.
Bài mẫu 3
Không khó để bắt gặp các biển hiệu "An toàn giao thông", "An toàn là bạn, tai nạn là thù" khi chúng ta đi trên đường. Qủa thật, an toàn giao thông đang là vấn đề được toàn xã hội chú ý và quan tâm. Có thể hiểu, an toàn giao thông là sự đảm bảo cho người tham giao thông không bị thương hoặc tử vong do tai nạn giao thông gây ra. Tuy nhiên trên thực tế, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng kéo theo các hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Tình hình chung năm 2021, toàn quốc xảy ra hơn 11.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 5000 người, bị thương lên tới hơn 8000. So với năm 2020 tuy có giảm nhưng vẫn là một con số báo động. Nguyên nhân lớn nhất là do ý thức người dân quá chủ quan khi tham gia giao thông: không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, vẫn tham gia giao thông dù đã uống rượu bia,... Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, có nhiều công trình xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà ổ vịt... Tai nạn giao thông gia tăng, gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, tiền bạc và thậm chí là tính mạng con người. Vì thế, người dân cần tự ý thức được tính quan trọng của an toàn khi tham gia giao thông, đồng thời Nhà nước cần có những chính sách tu sửa lại hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng đường sá... An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Phần 3. Vật sống
SBT VĂN TẬP 2 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Progress Review 3
Revision (Units 1-2)
Unit 8. I believe I can fly
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7