Đề 1
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Nguyên tố hóa học nào sau đây không tham gia cấu tạo phân tử RNA?
A. Nitrogen (N). B. Oxygen (O). C. Phospho (P). D. Calci (Ca).
Câu 2. Hiện tượng biến tính protein là hiện tượng
A. protein bị phá hủy cấu trúc và chức năng.
B. mất chức năng sinh học của phân tử protein.
C. mất chức năng hóa học của phân tử protein.
D. phá hủy cấu trúc không gian hai chiều của protein.
Câu 3. Thiết bị nào sau đây không được sử dụng trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?
A. Kính thiên văn. B. Kính hiển vi. C. Máy li tâm. D. Kính lúp.
Câu 4. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ?
A. phospholipid. B. peptidoglycan. C. Phospho (P). D. Calci (Ca).
Câu 5. Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức cơ bản là
(1) sinh quyển. (2) cơ thể. (3) quần xã. (4) cơ quan.
(5) tế bào. (6) quần thể. (7) hệ sinh thái. (8) bào quan.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 6. Trong quang hợp, pha sáng cung cấp cho pha tối:
A. ATP và O2. B. NADH và CO2.
C. CO2 và ATP. D. ATP và NADH
Câu 7. Phát biểu không chính xác khi nói về vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là:
A. khuếch tán thuận chiều từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
B. có sự tham gia của các protein xuyên màng.
C. tiêu tốn năng lượng ATP trong mỗi lần vận chuyển.
D. phụ thuộc chủ yếu vào sự chênh lệch nồng độ chất tan hai bên màng.
Câu 8. Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?
A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể động vật.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.
Câu 9. Môi trường bên ngoài chứa nồng độ chất tan cao hơn tổng nồng độ chất tan trong tế bào được gọi là:
A. môi trường ưu trương. B. môi trường nhược trương.
C. môi trường đẳng trương. D. môi trường ưu thế.
Câu 10. Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào được cấu tạo từ phân tử sinh học nào sau đây?
A. Glucose. B. Protein. C. Steroid. D. Tinh bột.
Câu 11. Trong phân tử nước, liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen với một nguyên tử oxygen là liên kết:
A. liên kết ion. B. liên kết hydrogen.
C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết disunfit.
Câu 12. Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng gây bệnh thì thu được kết quả như sau:
Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Vật chất di truyền của chủng số 1 là DNA mạch kép.
B. Vật chất di truyền của chủng số 3 là RNA mạch đơn.
C. Vật chất di truyền của chủng số 2 là DNA mạch đơn.
D. Vật chất di truyền của chủng số 4 là DNA mạch kép.
Câu 13. Loại carbohydrate nào sau đây thuộc nhóm đường đa?
A. Glucose. B. Sucrose. C. Maltose. D. Cellulose.
Câu 14. Nguyên liệu chính được tế bào sử dụng trong quá trình phân giải là:
A. Lipid. B. Carbohydrate. C. Protein. D. Cellulose.
Câu 15. Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?
A. Trung thể. B. Ti thể.
C. Nhân. D. Bộ máy Golgi.
Câu 16. Phương thức truyền tin giữa các tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào đích là:
A. Truyền tin cận tiết. B. Truyền tin nội tiết.
C. Truyền tin synapse. D. Truyền tin trực tiếp
Câu 17. Trong điều kiện thực nghiệm tối ưu, 1 phân tử glucose trải qua hô hấp hiếu khí có thể tạo ra:
A. 2 ATP. B. 30 - 32 ATP. C. 10 - 12 ATP. D. 36 - 38 ATP.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?
A. Màng trong của ti thể chứa hệ enzyme hô hấp.
B. Trong ti thể có chứa DNA và ribosome.
C. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.
D. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.
Câu 19. Trong cấu trúc của enzyme, vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất gọi là:
A. Trung tâm điều hòa. B. Trung tâm hoạt động.
C. Trung tâm ức chế. D. Vùng gắn cơ chất.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình lên men?
A. Không có chuỗi truyền electron.
B. Gồm có hai giai đoạn là đường phân và lên men.
C. Giải phóng 2 ATP từ sự phân giải 1 phân tử glucose.
D. Có sự tham gia của oxygen.
Câu 21. Lông và roi có chức năng là:
A. Roi, lông đều giúp tế bào di chuyển.
B. Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ.
C. Lông di chuyển, roi bám trên bề mặt.
D. Lông có tính kháng nguyên.
Câu 22. Các dạng năng lượng trong tế bào được chia thành:
A. động năng và thế năng. B. động năng và nhiệt năng.
C. thế năng và nhiệt năng. D. thế năng và hóa năng.
Câu 23. Trong quá trình quang hợp, pha sáng được thực hiện tại:
A. tế bào chất. B. màng thylakoid.
C. chất nền lục lạp. D. màng trong ti thể.
Câu 24. Nguồn năng lượng được sử dụng trong quá trình hóa tổng hợp có nguồn gốc từ:
A. phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.
B. phân giải hợp chất hữu cơ trong hô hấp tế bào.
C. năng lượng ánh sáng.
D. phân tử ATP trong pha sáng của quang hợp.
Câu 25. Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau các tế bào trong cơ thể dựa vào?
A. Màu sắc của tế bào.
B. Các dấu chuẩn “ glycoprotein” có trên màng tế bào.
C. Trạng thái hoạt động của tế bào.
D. Hình dạng và kích thước của tế bào.
Câu 26. Trong hô hấp tế bào, giai đoạn chuỗi truyền electron diễn ra tại?
A. chất nền lục lạp. B. màng trong ti thể.
C. màng thylakoid. D. chất nền ti thể.
Câu 27. Cho các loại lipid sau:
(1) Estrogen. (2) Vitamine E. (3) Dầu.
(4) Mỡ. (5) Phospholipid. (6) Sáp.
Lipid đơn giản gồm
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4). C. (3), (4), (6). D. (1), (4), (5).
Câu 28. Trong quá trình quang hợp, O2 được giải phóng có nguồn gốc từ:
A. nước. B. glucose. C. Carbon dioxide. D. ATP.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. Vì sao người ta nói “ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào”?
Câu 2. Hô hấp tế bào là gì? Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào.
Câu 3. Phân biệt hình thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động ở màng sinh chất.
Đề 2
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây?
A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển thụ động
C. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
D. Vận chuyển khuếch tán
Câu 2: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccharose không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
A. saccharose nhược trương. B. saccharose ưu trương
C. ure ưu trương. D. ure nhược trương.
Câu 3: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn giống nhau ở chỗ:
A. đều chứa axit nucleic
B. đều là hệ thống xoang màng dẹt thông với nhau
C. đều tổng hợp protein, lipit, đường
D. đều nằm sát và thông với màng nhân
Câu 4: Cho biết bộ phận tham gia vận chuyển 1 protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất trơn. B. Bộ máy golgi và màng sinh chất
C. Bộ máy golgi. D. Màng sinh chất.
Câu 5: Phân tử sinh học được dùng làm khuôn để tổng hợp protein ở ribosome là:
A. DNA. B. mRNA. C. rRNA. D. tRNA.
Câu 6: Loại tế bào sau đây có chứa nhiều lysosome nhất là:
A. Tế bào bạch cầu B. Tế bào hồng cầu
C. Tế bào thần kinh D. Tế bào cơ
Câu 7: Cơ chất là:
A. Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác
B. Chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại
C. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzyme xúc tác
D. Chất tham gia cấu tạo enzyme
Câu 8: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:
A. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng
B. Ở động vật, enzyme do các tuyến nội tiết tiết ra
C. Enzyme là một chất xúc tác sinh học
D. Enzyme được cấu tạo từ các disaccharide
Câu 9: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế
A. Chủ động B. Thụ động C. Khuếch tán D. Thẩm thấu
Câu 10: Trong hô hấp tế bào, chu trình Krebs diễn ra tại:
A. Màng trong ti thể. B. Màng thylakoid.
C. Tế bào chất. D. Chất nền ti thể.
Câu 11: Câu có nội dung đúng sau đây là :
A. Sự khuếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động.
B. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu.
D. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng.
Câu 12: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzyme, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó:
A. Enzyme có hoạt tính thấp nhất
B. Enzyme ngừng hoạt động
C. Enzyme bắt đầu hoạt động
D. Enzyme có hoạt tính cao nhất
Câu 13: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là:
A. Có chứa nhiều loại enzyme hô hấp
B. Được bao bọc bởi lớp màng kép
C. Có chứa sắc tố quang hợp
D. Có chứa nhiều phân tử ATP
Câu 14: Phần lớn enzyme trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây ?
A. Từ 4 đến 5 B. Từ 6 đến 8 C. Trên 8 D. Từ 2 đến 3
Câu 15: Tế bào nhân thực không có ở cơ thể:
A. Người B. Động vật C. Thực vật D. Vi khuẩn
Câu 16: Đặc điểm có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là:
A. Có ti thể
B. Nhân có màng bọc
C. Trong tế bào chất có nhiều loại bàng quan
D. Có thành tế bào bằng chất cellulose
Câu 17: Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin?
A. Không phân cực, kích thước lớn.
B. Phân cực, kích thước lớn.
C. Không phân cực, kích thước nhỏ.
D. Phân cực, kích thước nhỏ.
Câu 18: Cấu trúc không có trong nhân của tế bào là:
A. Chất nhiễm sắc B. Bộ máy Gôngi C. Nhân con D. Màng nhân
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình truyền tin tế bào?
A. Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng các thụ thể có mặt trên màng sinh chất.
B. Thông tin các tế bào truyền cho nhau chủ yếu là tín hiệu hóa học.
C. Gồm 3 giai đoạn: truyền tín hiệu → tiếp nhận → đáp ứng.
D. Kiểu dẫn truyền xung thần kinh thuộc loại truyền tin nội tiết.
Câu 20: Enzyme protease có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây?
A. Phân giải lipid thành axit béo và glixerin
B. Phân giải protein
C. Phân giải đường disaccharide thành monosaccharide
D. Phân giải đường lactose
Câu 21: Trong quang hợp, chu trình Calvin diễn ra tại:
A. Chất nền stroma. B. Màng thylakoid.
C. Tế bào chất. D. Màng trong ti thể.
Câu 22: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào biểu bì B. Tế bào xương
C. Tế bào cơ tim D. Tế bào hồng cầu
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hô hấp tế bào?
A. là quá trình phân giải hoàn toàn phân tử đường trong tế bào.
B. gồm 3 giai đoạn xảy ra trong bào quan ti thể.
C. chuỗi truyền electron là giai đoạn giải phóng nhiều năng lượng nhất.
D. giai đoạn đường phân giải phóng 2 phân tử ATP.
Câu 24: Khi mở lọ nước hoa, ta ngửi được mùi thơm khắp phòng. Hiện tượng này là do:
A. không có chênh lệch nồng độ chất tan.
B. nước hoa có mùi thơm.
C. nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong lọ
D. chất tan trong lọ khuếch tán ra ngoài
Câu 25: Dị hoá là
A. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
B. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
C. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
D. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
Câu 26: Rau bị héo ta ngâm vào nước một thời gian thấy rau tươi trở lại. Đây là hiện tượng gì?
A. Tan trong nước. B. Co nguyên sinh
C. Phản co nguyên sinh D. Trương nước
Câu 27: Nguồn cung cấp H+ và electron của nhóm vi khuẩn màu lục và màu tía thực hiện quang khử là:
A. H2O. B. C6H12O6. C. H2S, S, H2. D. CO2.
Câu 28: Khí CO2 và O2 được vận chuyển qua màng sinh chất qua phương thức vận chuyển nào sau đây?
A. khuếch tán trực tiếp. B. chủ động.
C. khuếch tán qua kênh prôtêin. D. nhập bào.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1: Quá trình tổng hợp và quá trình phân giải có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 2: Giải thích vì sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzyme thì hoạt tính của enzyme bị giảm, thậm chí là mất hoạt tính.
Câu 3: Tại sao khi chẻ rau muống thành sợi và ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại?
Đề 3
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử. B. tế bào. C. mô. D. cơ quan.
Câu 2. Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì
A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các enzyme.
C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
Câu 3. Chức năng chính của mỡ là:
A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
C. thành phần cấu tạo nên một số loại hormone.
D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.
Câu 4. DNA là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại
A. ribonucleotide ( A, T, G, C). B. nucleotide (A, T, G, C).
C. ribonucleotide (A, U, G, C). D. nucleotide (A, U, G, C).
Câu 5. Thành tế bào vi khuẩn có vai trò
A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
C. liên lạc với các tế bào lân cận.
D. Cố định hình dạng của tế bào.
Câu 6. Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào
A. hồng cầu. B. bạch cầu. C. biểu bì. D. cơ.
Câu 7. Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng
A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động.
C. nhập bào. D. xuất bào.
Câu 8. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì
A. nó có các liên kết phosphate cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
B. các liên kết phosphate cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
Câu 9. Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là
A. xuất hiện triệu chứng bệnh lý trong tế bào.
B. điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
C. điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
D. điều hoà bằng ức chế ngược
Câu 10. Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi
A. các phân tử protein và nucleic acid.
B. các phân tử phospholipid và nucleic acid.
C. các phân tử protein và phospholipid.
D. các phân tử protein.
Câu 11. Lông và roi của tế bào vi khuẩn có cấu tạo từ:
A. protein. B. carbohydrate. C. glycoprotein. D. phospholipid.
Câu 12. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A. ưu trương. B. đẳng trương.
C. nhược trương. D. bão hoà.
Câu 13. Trong tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây không chứa DNA?
A. nhân tế bào. B. ti thể. C. bộ máy golgi. D. lục lạp.
Câu 14. Theo lý thuyết, protein sữa sau khi được sản xuất trong tế bào tuyến sữa sẽ được vận chuyển ra ngoài tế bào nhờ cơ chế:
A. vận chuyển chủ động qua bơm protein.
B. khuếch tán qua màng sinh chất.
C. ẩm bào.
D. xuất bào.
Câu 15. Trong cấu trúc enzyme, thành phần không phải protein như các ion kim loại (Fe, Mg, Cu …) hay các phân tử hữu cơ được gọi là:
A. Ribozyme. B. Cofactor.
C. Cơ chất. D. Chất hoạt hóa enzyme.
Câu 16. Phương trình tổng quát của hô hấp được viết đúng là
A. 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O + ATP + Nhiệt.
B. 6CO2 + C6H12O6 → 6H2O + 6O2 + 6H2O + ATP + Nhiệt.
C. C6H12O6 + 6O2 + 2ATP → 6CO2 + 6H2O + ATP + Nhiệt.
D. C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O + ATP + Nhiệt.
Câu 17. Tổng hợp là:
A. Sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng.
B. Sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và không tiêu tốn năng lượng.
C. Sự phân giải hợp chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
D. Sự tích lũy năng lượng trong hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và không cần enzyme tham gia.
Câu 18. Phương pháp bảo quản các loại hạt thường được người nông dân áp dụng là:
A. làm lạnh. B. sấy khô. C. ủ ấm. D. hút chân không.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân tử ATP?
A. Phân tử ATP có cấu tạo từ ba thành phần cơ bản: adenine, đường deoxyribose và muối phosphate
B. Trong phân tử ATP, các gốc phosphate liên kết rất chặt chẽ với nhau bằng liên kết cộng hóa trị
C. Mỗi phân tử ATP có ba gốc phosphate liên kết với nhau tạo nên ba liên kết cao năng
D. ATP liên tục được tổng hợp, vận chuyển và sử dụng trong tế bào sống.
Câu 20. Trong tế bào thực vật, nồng độ chất tan X vào khoảng 0,8%. Tế bào nói trên sẽ bị co nguyên sinh khi đặt trong dung dịch chứa chất nào dưới đây?
A. Dung dịch chất X có nồng độ 1%.
B. Nước cất.
C. Dung dịch chất X có nồng độ 0,8%.
D. Dung dịch chất X có nồng độ 0,4%.
Câu 21. Tế bào rễ của thực vật sống trong môi trường ngập mặn thường tích lũy rất nhiều chất khoáng để đảm bảo áp suất thẩm thấu cao, có thể giúp rễ hấp thụ nước. Lượng khoáng này sẽ được tích lũy ở đâu trong tế bào?
A. Bào tương B. Lysosome C. Không bào D. Thành tế bào
Câu 22. Cho các thành phần, bào quan sau:
(1) Thành xenlulozo
(2) Không bào trung tâm lớn
(3) Ti thể
(4) Lưới nội chất hạt
(5) Chất nền ngoại bào
Có bao nhiêu thành phần, bào quan có thể tìm thấy ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 23. Dạng năng lượng dự trữ chủ yếu trong các tế bào sống là
A. điện năng. B. nhiệt năng. C. hóa năng. D. quang năng.
Câu 24. Đặc điểm nào dưới đây là SAI khi nói về enzyme?
A. hoạt động trong điều kiện sinh lý bình thường.
B. được hoàn trả lại sau khi phản ứng kết thúc.
C. được tổng hợp trong các tế bào sống.
D. tính đặc hiệu với cơ chất thấp.
Câu 25. Nhiều vi khuẩn gây bệnh ở người thường có thêm cấu trúc giúp chúng có thể ít bị bạch cầu tiêu diệt hơn. Cấu trúc đó là
A. lông. B. roi.
C. vỏ nhầy. D. màng sinh chất.
Câu 26. Cho các phát biểu về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất dưới đây:
(1) Sự khuếch tán là một hình thức vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng.
(2) Hình thức nhập bào và xuất bào các chất tiêu tốn rất nhiều năng lượng của tế bào.
(3) Trong vận chuyển chủ động, các chất được vận chuyển xuyên qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất.
(4) Sự khuếch tán của các phân tử nước tự do qua màng bán thấm gọi là sự thẩm thấu.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 27. Ribosome được cấu tạo bởi các thành phần là
A. rRNA, protein B. rRNA, tRNA, protein.
C. tRNA, protein D. rRNA, mRNA
Câu 28. Tính chất quan trọng nào của màng sinh chất cho phép nó có thể biến dạng màng để vận chuyển các chất theo phương thức nhập - xuất bào?
A. Tính ổn định B. Tính khảm
C. Tính bán thấm D. Tính động
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men. Giải thích sự khác biệt này.
Câu 2. Truyền tin trong tế bào gồm mấy giai đoạn? Trình bày nội dung chính của từng giai đoạn đó.
Câu 3. Để đưa một loại thuốc vào trong một tế bào nhất định của cơ thể, ví dụ tế bào ung thư, người ta thường bao gói thuốc trong các túi vận chuyển. Hãy mô tả cách tế bào lấy thuốc vào bên trong tế bào.
Đề 4
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Hiện nay, có khoảng 20 loại acid amin đã được phát hiện, chúng có điểm giống nhau về cấu tạo là đều có nhóm
A. ribose (C5H10O5) và carboxyl (- COOH).
B. amine (- NH2) và acid phosphoric (H3PO4).
C. ribose (C5H10O5) và acid phosphoric (H3PO4).
D. amin (- NH2) và carboxyl (- COOH).
Câu 2. Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là
A. thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin.
B. kích thước nhỏ nên sinh trưởng, sinh sản nhanh.
C. chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhân.
D. bào quan không có màng bao bọc.
Câu 3. Ở vi khuẩn, plasmid là ...(1).. nhỏ, có khả năng ..(2).. với ADN ở vùng nhân.
Nội dung thích hợp của (1) và (2) lần lượt là:
A. ARN/ di truyền độc lập. B. ARN/ liên kết.
C. ADN thẳng/ nhân đôi cùng. D. ADN vòng/ nhân đôi độc lập.
Câu 4. Công thức chung của carbohydrate là
A. (CH2O)n. B. [C(HO)2]n. C. (CHON)n. D. (CHO)n.
Câu 5. Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất
A. từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
B. từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.
C. có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.
D. có kích thước nhỏ qua màng sinh chất đã chết, không tiêu tốn năng lượng.
Câu 6. Khi cho tế bào hồng cầu (còn sống) vào nước cất, sau 1 thời gian quan sát tế bào có hiện tượng
A. trương lên rồi vỡ ra. B. co lại rồi vỡ ra.
C. trương lên rồi co lại. D. co nguyên sinh.
Câu 7. Ở động vật có vú, tế bào tuyến nước bọt có khả năng tiết ra dịch có chứa thành phần quan trọng là enzyme amylase. Khi quan sát cấu trúc siêu hiển vi của tế bào tuyến nước bọt, bào quan rất phát triển là
A. lưới nội chất trơn. B. lysosome.
C. ti thể. D. lưới nội chất hạt.
Câu 8. Phân tử sinh học nào sau đây khác với các phân tử còn lại?
A. Maltose. B. Glucose. C. Lactose. D. Sucrose.
Câu 9. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:
A. Có khả năng thích nghi với môi trường.
B. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
D. Phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 10. Các bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?
A. Lục lạp, ribosome B. Lục lạp, thành tế bào
C. Thành tế bào, nhân D. Ti thể, lục lạp
Câu 11. Chất dưới đây không phải lipit là?
A. Sáp B. cellulose C. cholesterol D. estrogen
Câu 12. Trong ẩm thực, quả ớt sừng thường được tỉa thành hình hoa để trang trí. Ở vỏ quả ớt, mặt trong hút nước hoặc mất nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài. Để các “cánh hoa” của quả ớt nở đẹp (cong ra ngoài), quả ớt sau khi cắt sẽ ngâm vào
A. nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
B. môi trường đẳng trương để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
C. nước muối ưu trương để mặt ngoài mất nước nhiều hơn mặt trong.
D. nước đường ưu trương và lạnh để ớt tươi lâu.
Câu 13. Trong các phân tử sinh học sau đây, phân tử nào không cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung?
A. mRNA. B. tRNA. C. DNA. D. rRNA.
Câu 14. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là do?
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
B. Đây là liên kết mạnh
C. Các nhóm phosphate đều tích điện âm nên đẩy nhau
D. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm phosphate
Câu 15. Ở sinh vật có khả năng quang hợp, chúng có sắc tố quang hợp hấp thu năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (như glucose...) từ các chất vô cơ. Đây là quá trình chuyển hóa năng lượng từ
A. điện năng thành hóa năng.
B. thế năng thành động năng.
C. quang năng thành điện năng.
D. quang năng thành hóa năng.
Câu 16. Một phân tử DNA có 650 nucleotide loại cytosine. Theo lý thuyết, nucleotide loại guanin của phân tử DNA này là:
A. 350. B. 650. C. 1050. D. 325.
Câu 17. Năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là
A. điện năng, B. hóa năng
C. nhiệt năng. D. động năng
Câu 18. Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzyme là?
A. Giải phóng enzyme khỏi cơ chất
B. Tạo ra sản phẩm cuối cùng
C. Tạo ra các sản phẩm trung gian
D. Tạo ra phức hợp enzyme – cơ chất
Câu 19. Quá trình đường phân xảy ra ở
A. nhân tế bào. B. lớp màng kép của ti thể.
C. bào tương. D. chất nền của ti thể.
Câu 20. Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?
A. Ca, P, Cu, O B. O, H, Fe, K
C. C, H, O, N D. O, H, Ni, Fe
Câu 21. Xét các hoạt động diễn ra trong tế bào:
(1) Tổng hợp các chất cần thiết diễn ra trong tế bào
(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
(3) Glucôzơ khuếch tán qua màng tế bào
(4) Nước thẩm thấu vào trong tế bào khi tế bào ngập trong dung dịch nhược trương
Năng lượng ATP được sử dụng vào các hoạt động nào?
A. 2, 4 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 1, 2
Câu 22. Nồng độ glucose trong máu là 1,2g/lít và trong nước tiểu là 0,9g/lít. Theo em tế bào sẽ vận chuyển glucose bằng cách nào? Vì sao?
A. Nhập bào, vì glucose có kích thước lớn
B. Thụ động, vì glucose trong máu cao hơn trong nước tiểu
C. Chủ động, vì glucose là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể
D. Nhập bào, vì glucose có kích thước rất lớn
Câu 23. Bậc cấu trúc nào của protein ít bị ảnh hưởng nhất khi các liên kết hydrogen trong protein bị phá vỡ?
A. Bậc 1. B. Bậc 3. C. Bậc 2. D. Bậc 4.
Câu 24. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?
A. Sinh trưởng ở cây xanh.
B. Sự khuếch tán vật chất qua màng tế bào.
C. Sự co cơ ở động vật.
D. Sự vận chuyển oxy của hồng cầu ở người.
Câu 25. Loại đường là thành phần cấu tạo của axit nucleic là
A. glucose B. fructose C. pentose D. saccharose
Câu 26. Hình thức vận chuyển các chất trong đó có sự biến dạng của màng sinh chất là
A. khuếch tán B. thực bào C. thụ động D. tích cực
Câu 27. Thẩm thấu là
A. Sự vận chuyển các phân tử chất qua màng
B. Sự khuếch tán các phân tử đường qua màng
C. Sự di chuyển các ion qua màng
D. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng
Câu 28. Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ
A. Quá trình quang phân li nước
B. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động
C. Hoạt động của chuỗi truyền electron
D. Sự hấp thụ năng lượng của nước
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. Hãy cho biết các nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt tính enzyme dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 2. Quang hợp có vai trò như thế nào trong tổng hợp các chất và dự trữ năng lượng?
Câu 3. Tại sao động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mà không dự trữ dưới dạng dễ sử dụng là glucose?
Đề 5
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Trong các sinh vật sau, sinh vật là đại diện của sinh vật nhân sơ?
A. Nấm men. B. Bacillus. C. Trùng roi D. Trùng đế giày.
Câu 2: Học thuyết tế bào:
1) Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
2) Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
3) Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước
4) Tất cả tế bào đều có nhân hoàn chỉnh.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về học thuyết tế bào?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Lipit là chất có đặc tính
A. cấu tạo nên thành tế bào thực vật. B. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C. không tan trong nước. D. chỉ chứa 3 loại nguyên tố C, H, O.
Câu 4: Nhóm gồm toàn các nguyên tố đại lượng trong tế bào là?
A. C, H, O, Si. B. Na, N Ca, P, K, S.
C. C, H, O, N, Ca, P, K, S. D. K, S, Na, Mg, Cl, Cu.
Câu 5: Bậc cấu trúc đóng vai trò thực hiện chức năng của protein là?
A. Bậc 1. B. Bậc 2 và bậc 3. C. Bậc 3 và bậc 4. D. Bậc 4.
Câu 6: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?
A. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh.
B. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với nhau nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh.
C. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào phát triển, sinh sản nhanh.
D. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh.
Câu 7: Ở người, nếu thiếu iodine, có thể gây nên hậu quả gì?
A. Rối loạn lọc máu ở thận, gây bệnh sỏi thận.
B. Xơ vữa động mạch, cao huyết áp.
C. rối loạn chuyển hóa glycogen gây bệnh tiểu đường.
D. tuyến giáp sẽ phát triển bất thường và dẫn đến bị bệnh bướu cổ.
Câu 8: Phát biểu sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn là:
A. Trong tế bào chất có chứa ribosome.
B. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào.
C. Không có hệ thống nội màng và không có bào quan có màng bao bọc.
D. Chưa có nhân hoàn chỉnh.
Câu 9: Một phân tử DNA có chiều dài 2040 angstron và số nucleotide loại thymine chiếm 20% tổng số nucleotide của phân tử. Theo lý thuyết, số nucleotide loại adenine của phân tử này là:
A. 120. B. 240. C. 480. D. 360.
Câu 10: Phát biểu đúng về vận chuyển các chất qua màng ở tế bào là:
A. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
B. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng.
C. Sự khuếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động.
D. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu.
Câu 11: Cho một số phát biểu sau đây:
1) Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và cơ thể.
2) Hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
3) Nước là nguyên liệu của nhiều phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào.
4) Nước là môi trường cho các phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào.
5) Góp phần điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Có bao nhiêu phát biểu là đúng khi nói về vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 12: Đâu là một loại đường đa?
A. Cellulose. B. Saccharose. C. Glucose. D. Maltose.
Câu 13: Thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào:
A. Protein. B. Phospholipid. C. Carbohydrate. D. Cholesterol.
Câu 14: Nước được vận chuyển vào tế bào qua con đường?
A. Vận chuyển chủ động.
B. Ẩm bào.
C. Vận chuyển thụ động trực tiếp qua màng phospholipid.
D. Vận chuyển thụ động qua kênh aquaporin.
Câu 15: Cơ chất là:
A. Chất tham gia cấu tạo enzyme.
B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho enzyme xúc tác.
C. Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác.
D. Chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại.
Câu 16: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh:
1) Dùng dao lam tách lớp biểu bì (cây thài lài tía) cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước cất
2) Đặt lá kính lên mẫu. Hút nước xung quanh bằng giấy thấm.
3) Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó là x40).
4) Vẽ các tế bào biểu bì bình thường và các tế bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được.
5) Lấy tiêu bản ra khỏi kính. Nhỏ dung dịch muối vào mẫu, dùng giấy thấm phía đối diện.
Dự đoán hiện tượng tế bào sau khi nhỏ thêm dung dịch muối?
A. Tế bào trương lên phình to ra.
B. Chất nguyên sinh nở ra, tế bào nứt vỡ.
C. Chất nguyên sinh co lại, tách khỏi thành tế bào.
D. Thành tế bào co lại, tế bào biến dạng.
Câu 17: Sau khi thực hành thí nghiệm co nguyên sinh và phản co nguyên sinh em rút ra được điều gì?
A. Nồng độ chất tan ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước qua màng tế bào.
B. Tế bào có sự co giãn linh hoạt.
C. Tế bào có khả năng thoát nước và hấp thu nước.
D. Tế bào thực vật có thành cellulose, còn tế bào động vật thì không.
Câu 18: Loại RNA nào được sử dụng là khuôn cho quá trình tổng hợp protein?
A. mRNA B. tRNA C. rRNA. D. siRNA
Câu 19: Thành tế bào nấm cấu tạo tử?
A. Cellulose. B. Chitin. C. Glycogen. D. Peptidoglycan.
Câu 20: Khi enzyme xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với
A. Cofactor. B. Protein.
C. Coenzyme. D. Trung tâm hoạt động.
Câu 21: Một đoạn mạch đơn của phân tử DNA có trình tự: ATCGGGTACAAG. Theo lý thuyết, trình tự nucleotide ở đoạn mạch bổ sung với mạch đơn trên là:
A. AUCGGGUACAAG. C. UAGCCCAUGUUC.
B. TAGCCCATGTTC. D. CTTGTACCCGAT.
Câu 22: Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn thu được nhiều năng lượng ATP nhất là:
A. Chuỗi truyền electron. C. Chu trình Krebs.
B. Đường phân. D. Lên men.
Câu 23: Thành phần nào sau đây không nằm trong cấu trúc của phân tử ATP?
A. adenine. B. gốc phosphate.
C. đường ribose. D. đường deoxyribose.
Câu 24: Các tế bào niêm mạc dạ dày tiết H+ và Cl – vào dạ dày vừa tạo môi trường acid vừa có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Đây là ví dụ về hình thức:
A. Khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.
B. Khuếch tán qua kênh ion.
C. Vận chuyển chủ động qua bơm protein.
D. Xuất bào nhờ các túi tiết.
Câu 25: Nói về hoạt tính của enzyme, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hoạt tính của enzyme luôn tăng tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất
B. Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzyme
C. Một số chất hóa học khi liên kết với enzyme làm tăng hoạt tính của enzyme
D. Với một lượng cơ chất không đổi, khi nồng độ enzyme càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
Câu 26: Biện pháp thường được áp dụng để bảo quản thực phẩm, rau, củ, quả tươi là:
A. Sấy khô. B. Làm lạnh. C. Hút chân không. D. Sơ chế.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quang khử?
A. Tạo nguồn thức ăn cho các sinh vật dị dưỡng.
B. giúp các nhóm vi khuẩn quang khử thích nghi với nhiều môi trường sống.
C. Sử dụng H2O làm nguồn cung cấp H+ và electron để khử CO2.
D. Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Câu 28: Quá trình nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường có O2:
A. đường phân. B. chuỗi truyền electron.
C. lên men. D. quang khử.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. Tại sao muốn giữ rau tươi, ta thường xuyên vảy nước vào rau?
Câu 2. Nếu cho vào tế bào một chất hoá học để phá huỷ màng trong ti thể, hãy cho biết:
- Hậu quả gì sẽ xảy ra đối với tế bào?
- Trong trường hợp này, số ATP được giải phóng sẽ là bao nhiêu?
Câu 3. Trình bày các giai đoạn của quá trình lên men. Nêu sự khác nhau giữa len men rượu và lên men lactate.
Đề 6
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn là:
A. Phospholipid. B. Peptidoglycan. C. Chitin. D. Cellulose.
Câu 2. Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó?
Câu 3. Chất dưới đây không phải lipid là?
A. Sáp. B. Cellulose.
C. Cholesterol. D. Hormone estrogen.
Câu 4. Cơ chế hoạt động của enzyme có thể tóm tắt thành một số bước sau:
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzyme
Trình tự các bước lần lượt là?
A. (1) → (3) → (2) B. (2) → (1) → (3)
C. (2) → (3) → (1) D. (1) → (2) → (3)
Câu 5. Fructose thuộc loại?
A. Đường sữa B. Đường mía.
C. Đường trái cây D. Đường phức
Câu 6. Nói về trung tâm hoạt động của enzyme, có các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ với cơ chất
(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme
(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
(4) Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:
A. (2), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (4) D. (2), (3)
Câu 7. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là?
A. Phân tử dầu có chứa 2 phân tử glycerol
B. Trong mỡ có chứa 1 phân tử glixerol và 2 acid béo
C. Trong mỡ chứa nhiều acid béo no
D. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước.
Câu 8. Thành tế bào thực vật có bản chất là:
A. Peptidoglycan. B. Cellulose. C. Phospholipid. D. Chitin.
Câu 9. Đồng hóa là?
A. Quá trình phân giải các chất cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
B. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
C. Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
D. Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
Câu 10. Vì sao lysosome được ví như một phân xưởng tái chế rác thải?
A. Vì có cấu tạo một lớp màng
B. Vì bên trong lysosome có chứa enzyme thuỷ phân
C. Vì có cấu trúc dạng túi
D. Vì có các hạt ribosome đính trên màng
Câu 11. Glycoprotein là dấu chuẩn trên màng sinh chất. Nó được tổng hợp và hoàn thiện tại cấu trúc nào?
A. Màng sinh chất và ribosome.
B. Lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
C. Lưới nội chất hạt và bộ máy golgi.
D. Lưới nội chất trơn và bộ máy golgi.
Câu 12. Sự khác nhau giữa cấu tạo của ty thể và lục lạp là:
A. Màng trong của ty thể thì gấp nếp còn màng trong của lục lạp thì trơn.
B. Ty thể có màng kép còn lục lạp có màng đơn.
C. Ty thể có enzyme còn lục lạp có hạt ribosome.
D. Ty thể có chất diệp lục còn lục lạp thì có enzyme hô hấp.
Câu 13. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:
A. Vùng nhân. B. Ribosome. C. Màng sinh chất. D. Nhân tế bào.
Câu 14. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là do?
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
B. Đây là liên kết mạnh
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
D. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat
Câu 15. Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. Vitamin C B. Steroid C. Vitamin A D. Phospholipid
Câu 16. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết hydrogen. B. Liên kết hoá trị
C. Liên kết peptide. D. Liên kết glycosidic.
Câu 17. Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển?
(1) Tế bào cơ tim (2) Tế bào hồng cầu
(3) Tế bào gan (4) Tế bào biểu bì (5) Tế bào bạch cầu
A. (1), (5) B. (3), (5) C. (1), (3) D. (2), (4)
Câu 18. Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào
B. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào
C. Là đồng tiền năng lượng của tế bào
D. Là một hợp chất cao năng
Câu 19. Trong y học, dùng phương pháp xét nghiệm nhằm phân biệt được hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương với mục đích gì?
A. Để biết cách kết hợp các phương pháp điều trị
B. Chọn được loại vi khuẩn đem ứng dụng trong kỹ thuật di truyền.
C. Sử dụng phương pháp hoá trị liệu phù hợp
D. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
Câu 20. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
A. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất tham gia phản ứng
B. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách giảm nhiệt độ
C. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách tăng nhiệt độ
D. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất hoạt hóa hay ức chế
Câu 21. Sự khác nhau trong cấu trúc màng của nhân với màng của bộ máy Golgi là:
A. Nhân có màng kép, bộ máy Golgi có màng đơn
B. Cấu trúc màng nhân có lipid, cấu trúc màng của bộ máy Golgi có protein
C. màng nhân có protein còn màng của bộ máy Golgi thì không có.
D. Nhân có màng đơn, bộ máy Golgi có màng kép
Câu 22. Một phân tử DNA có 2400 nucleotide. Tính độ dài của phân tử?
A. 5100 B. 10200 C. 4080 D. 8160
Câu 23. Ở mỗi giai đoạn của hô hấp tế bào đều giải phóng ATP, nhưng giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp là giải phóng ra nhiều ATP nhất với số ATP tạo ra là:
A. 40 ATP B. 36 ATP C. 38 ATP D. 32 ATP
Câu 24. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?
A. Chỉ có pha sáng, không có pha tối.
B. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau.
C. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau.
D. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời.
Câu 25. Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loại A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loại B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các con ếch con từ tế bào đã được chuyển nhân. Hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loại nào? Thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì về nhân tế bào?
A. Con ếch con mang đặc điểm của loài B, nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào.
B. Con ếch con mang đặc điểm của loài A, nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào.
C. Con ếch con mang đặc điểm của loài B, nhân là nơi tổng hợp các đại phân tử hữu cơ của tế bào.
D. Con ếch con mang đặc điểm của loài A, nhân là nơi tổng hợp các đại phân tử hữu cơ của tế bào.
Câu 26. Xét phương trình tổng quát sau đây: C6H12O6 + 6O2 —> 6CO2 + 6H2O + năng lượng. Phương trình này biểu thị quá trình phân giải hoàn toàn của 1 phân tử
A. polysaccharite. B. protein. C. glucose. D. disaccharite.
Câu 27. Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được cellulose?
A. Do cellulose cấu tạo nên thành tế bào thực vật có cấu trúc bền vững.
B. Do tinh bột là loại đường đôi, cellulose là loại đường đa.
C. Do ở người không có enzyme phân giải cellulose.
D. Do ở người không có enzyme amylase phân giải cellulose.
Câu 28. Sản phẩm tạo ra ở pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. các điện tử được giải phóng từ phân li nước. B. sắc tố quang hợp.
C. sự giải phóng ôxi. D. ATP, NADPH và O2.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. Khi bón phân cho cây trồng có ảnh hưởng gì khả năng hút nước của cây trồng? Cần lưu ý điều gì khi bón phân cho cây trồng giúp tránh tình trạng đó?
Câu 2. Hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn có gì khác so với quang hợp ở thực vật?
Câu 3. Tính đặc hiệu của enzyme là gì? Cho ví dụ cụ thể về tính đặc hiệu của enzyme.
Đề 7
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Trong tự nhiên, protein có cấu trúc mấy bậc khác nhau?
A. Một bậc. B. Hai bậc. C. Ba bậc. D. Bốn bậc.
Câu 2: Cơ thể sống thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường ngoài, ta gọi cơ thể là:
A. liên tục tiến hóa. B. theo nguyên tắc thứ bậc.
C. hệ thống mở và tự điều chỉnh. D. có khả năng thích ứng với môi trường.
Câu 3: Trong các nguyên tố khoáng thiết yếu của cơ thể động vật, nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố đa lượng?
A. Lưu huỳnh (S). B. Molipiden (Mo).
C. Hydrogen (H). D. Natri (Na).
Câu 4: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P. B. C, H, O, N. C. O, P, C, N. D. H, O, N, P.
Câu 5: Chức năng chính của mỡ là:
A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
C. thành phần cấu tạo nên một số loại hormone.
D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.
Câu 6: Đơn phân cấu tạo của phân tử DNA là:
A. Amino acid. B. Nucleotide. C. Polynucleotide. D. Ribonucleotide.
Câu 7: Tế bào vi khuẩn có các hạt ribosome làm nhiệm vụ:
A. Bảo vệ cho tế bào. B. Chứa chất dự trữ cho tế bào.
C. Tham gia vào quá trình phân bào. D. Tổng hợp protein cho tế bào.
Câu 8: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
A. tế bào biểu bì B. tế bào gan C. tế bào hồng cầu D. tế bào cơ
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?
A. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.
B. Trong ti thể có chứa DNA và ribosome.
C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzyme hô hấp.
D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.
Câu 10: Cấu trúc nằm bên trong tế bào gồm một hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau được gọi là
A. lưới nội chất B. bộ máy Golgi C. ribosome D. màng sinh chất
Câu 11: Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn rụng đuôi để trở thành ếch. Bào quan chứa enzyme phân giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế bào cuống đuôi là:
A. lưới nội chất B. bộ máy Golgi C. lysosome D. ribosome
Câu 12: Loại bào quan không có ở tế bào động vật là
A. trung thể B. không bào C. lục lạp D. lysosome
Câu 13: Bào quan làm nhiệm vụ phân giải chất hữu cơ để cung cấp ATP cho tế bào hoạt động là
A. ti thể B. lục lạp C. lưới nội chất D. bộ máy Golgi
Câu 14: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?
A. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài
B. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào
C. Tiếp nhận và truyền thông tin vào trong tế bào
D. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
Câu 15: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ
A. Sự biến dạng của màng tế bào
B. Bơm protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là “Aquaporin”
Câu 16: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. Nitrogenous base adenosine, đường ribose, 2 nhóm phosphate.
B. Nitrogenous base adenosine, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate.
C. Nitrogenous base adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate.
D. Nitrogenous base adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate.
Câu 17: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzyme chuyên liên kết với cơ chất được gọi là:
A. trung tâm điều khiển B. trung tâm vận động
C. trung tâm phân tích D. trung tâm hoạt động
Câu 18: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là:
A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan
B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt
C. Có thành tế bào bằng peptidoglycan
D. Các bào quan có màng bao bọc
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình hô hấp tế bào?
A. Hô hấp tế bào phân giải hoàn toàn phân tử đường và giải phóng năng lượng cho tế bào.
B. Hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn diễn ra liên tiếp trong ti thể.
C. Giai đoạn giải phóng nhiều năng lượng ATP nhất là chuỗi truyền electron.
D. Chu trình Krebs diễn ra tại chất nền ti thể.
Câu 20: Ở tế bào nhân thực, một phân tử đường glucose trải qua lên men lactate giải phóng:
A. 4 ATP. B.38 ATP. C. 32 ATP. D. 2 ATP.
Câu 21: Nói về trung tâm hoạt động của enzyme, có các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất
(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme
(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
(4) Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22: Các loại nucleotide cấu tạo nên phân tử DNA khác nhau ở
A. Thành phần nitrogenous base.
B. Cách liên kết của đường C5H10O4 với acid H3PO4.
C. Kích thước và khối lượng các nucleotit.
D. Tỉ lệ C, H, O trong phân tử.
Câu 23: Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như:
(1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể
(2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
(3) Vận chuyển các chất qua màng
(4) Sinh công cơ học
Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi nói về tế bào nhân sơ?
A. Không có màng nhân
B. Không có nhiều loại bào quan
C. Không có hệ thống nội màng
D. Không có thành tế bào bằng peptidoglycan
Câu 25: Cho các ý sau đây:
(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào
(2) Là một hệ thống ống và xoang dẹp phân nhánh thông với nhau
(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)
(4) Có chứa hệ enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp lipid
(5) Có chứa hệ enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp protein
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 26: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid
(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng
(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 27: Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ thống kín có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ thống mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp tổ chức sống cơ bản?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về các quá trình tổng hợp?
A. Pha tối của quang hợp thực chất là pha khử CO2 thành carbohydrate nhờ năng lượng lấy từ pha sáng.
B. Quang hợp giải phóng oxygen còn quang khử thì không.
C. Quá trình quang khử góp phần điều hòa khí quyển và giảm ô nhiễm môi trường.
D. Vi khuẩn lam thuộc nhóm vi sinh vật thực hiện hóa tổng hợp để tạo ra chất hữu cơ.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. Chứng minh quá trình chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với quá trình chuyển hóa năng lượng thông qua hai quá trình quang hợp và hô hấp.
Câu 2. Vì sao peroxisome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào?
Câu 3. Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa. Em hãy giải thích hiện tượng trên.
Đề 8
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Enzyme liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động sẽ
A. tạo ra sản phẩm. B. làm tăng năng lượng hoạt hóa cơ chất.
C. biến đổi enzyme. D. tạo nên phức hợp enzyme - cơ chất.
Câu 2: Phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất là hình thức vận chuyển các chất theo kiểu
A. thụ động. B. xuất bào. C. chủ động. D. nhập bào.
Câu 3: Chất nào sau đây có khả năng ức chế hoạt động của enzyme?
A. DDT B. acid uric C. Mg2+ D. Cu2+
Câu 4: Đơn phân cấu tạo của RNA là
A. Adenine, Guanine, Cytosine, Thymine và Uracine.
B. Adenine, Guanine, Cytosine, Thymine.
C. Adenine, Guanine, Thymine,Uracine.
D. Adenine, Guanine, Cytosine, Uracine.
Câu 5: Glucose là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào dưới đây?
A. Cellulose B. DNA C. Protein D. Lipit
Câu 6: Cho các đặc điểm và thành phần của tế bào như sau:
(1). Dị dưỡng; (2). Tự dưỡng; (3). Màng nguyên sinh;
(4). Thành Cellulose; (5). Ribosome; (6).Hệ thống nội màng.
Tế bào thực vật thường có những đặc điểm và thành phần nào sau đây?
A. (1); (2); (3); (4); (6). B. (1); (2); (3); (4); (5).
C. (2); (3); (4); (5); (6). D. (1); (2); (3); (4); (6).
Câu 7: Sản phẩm được tạo ra sau pha tối của quá trình quang hợp là:
A. CO2, H2O, ATP. B. CO2, C6H12O6, ATP.
C. C6H12O6, ADP, NADP+ D. ATP, NADPH, C6H12O6.
Câu 8: Ở tế bào nhân thực, lipid được tổng hợp từ
A. lưới nội chất trơn. B. Ribosome tự do trong tế bào chất.
C. lưới nội chất hạt. D. Lysosome.
Câu 9: Ở tế bào nhân thực, quá trình lên men diễn ra tại:
A. màng trong ti thể. B. màng thylakoid.
C. chất nền ti thể. D. tế bào chất.
Câu 10: Mỗi nucleotide cấu tạo gồm
A. 3 thành phần là: đường pentose, nhóm phosphat và nitrogenous base.
B. 2 thành phần là: đường pentose và nitrogenous base.
C. 3 thành phần là: đường glucose, nhóm phosphat và nitrogenous base.
D. 3 thành phần là: đường glucose, 2 nhóm phosphat và nitrogenous base.
Câu 11: Trong các loại phân tử sinh học, phân tử nào sau đây không có liên kết hydrogen trong cấu trúc?
A. DNA. B. lipid. C. rRNA. D. protein.
Câu 12: Cho biết tổng số nucleotide của phân tử DNA là 2400 nucleotide, trong đó số nucleotide loại adenine là 500 nucleotide. Hỏi số liên kết hidrogen có trong DNA là bao nhiêu?
A. 1800 liên kết. B. 3100 liên kết. C. 2900 liên kết. D. 3600 liên kết.
Câu 13: Các enzyme được tổng hợp trong các tế bào sống xúc tác cho các phản ứng hóa sinh có bản chất là:
A. Carbohydrate. B. Steroid. C. Lipid. D. Protein.
Câu 14: Ở tế bào nhân thực, cấu trúc thylakoid được tìm thấy trong
A. Nhân B. Ti thể C. Lục lạp D. Ribosome
Câu 15: Phân tử nào sau đây mang cấu trúc bộ ba đối mã (anticodon)?
A. DNA B. rRNA C. mRNA D. tRNA
Câu 16: Chất nào sau đây được ví như “đồng tiền năng lượng của tế bào”?
A. RNA B. DNA C. Glucose D. ATP
Câu 17: Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơiA. chất tan có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và tiêu tốn năng lượng.
B. chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tiêu tốn năng lượng.
C. chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và không tiêu tốn năng lượng.
D. chất tan có nồng độ thấp cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng.
Câu 18: Trong tế bào nhân thực, những cấu trúc nào sau đây chứa DNA?
A. Nhân, ti thể, lục lạp. B. Lysosome, ti thể, peroxisome.
C. Nhân, Ribosome, lục lạp. D. Ribosome, ti thể, lục lạp.
Câu 19: Một tế bào có nồng độ chất tan NaCl là 0,9%, dung dịch nào sau đây là dung dịch ưu trương của tế bào?
A. Dung dịch NaCl 0,2%. B. Dung dịch NaCl 1,1%.
C. Dung dịch NaCl 0,8%. D. Dung dịch NaCl 0,9%.
Câu 20: Các phân tử nước được thẩm thấu vào trong tế bào qua
A. lớp polypeptide kép. B. kênh protein đặc biệt aquaporin.
C. bơm Na – K. D. tất cả các kênh protein xuyên màng.
Câu 21: Cho đoạn DNA có 150 chu kì xoắn (C), tổng số nucleotide (N) của đoạn DNA là
A. 1500 Nu B. 30000 Nu C. 2400 Nu D. 3600 Nu
Câu 22: Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, nhóm sinh vật bắt màu tím là
A. vi khuẩn Gram dương B. vi khuẩn Gram âm
C. trực khuẩn lao D. trực khuẩn đại tràng
Câu 23: Đa số enzyme trong cơ thể người hoạt động ở khoảng nhiệt độ?
A. 20 → 30oC B. 30 → 37 oC C. 25 → 40 oC D. 30 → 40 oC
Câu 24: Thành phần cấu tạo của enzyme gồm
A. protein hoặc protein kết hợp với chất khác
B. protein hoặc protein kết hợp với steroid
C. protein hoặc protein kết hợp với lipit
D. protein hoặc protein kết hợp với cacbohidrat
Câu 25: Cho các cấu trúc sau:
1) Nhân; 2) Lưới nội chất; 3) Bào quan có màng;
4) Khung tế bào; 5) Thành peptidoglycan; 6) Ribosome;
7) DNA; 8) Vùng nhân; 9) Plasmit.
Cấu trúc nào có ở tế bào nhân sơ mà không có ở tế bào nhân thực?
A. 5, 8, 9. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 9. D. 4, 6.
Câu 26: Ở tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây có 2 lớp màng?
A. Lysosome B. Ribosome C. Ti thể D. Lưới nội chất
Câu 27: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?
A. Sự co cơ ở động vật.
B. Vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào.
C. Vận chuyển chủ động các chất qua màng.
D. Sự sinh trưởng của cây xanh.
Câu 28: Cho các ý sau về chuyển hóa vật chất và năng lượng:
(1) Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
(2) Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
(3) Chuyển hóa vật chất bao gồm hai mặt là đồng hóa và dị hóa.
(4) Đồng hóa là quá trình tạo ra và sử dụng ATP.
(5) Dị hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản.
Trong các ý trên, những ý nào là đúng?
A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (3), (4), (5)
C. (1), (2), (3), (5) D. (2), (3), (4), (5).
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. Hãy phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về: nơi diễn ra, điều kiện ánh sáng, nguyên liệu tham gia và sản phẩm.
Câu 2. Quan sát hình dưới đây và trả lời:
b) Nếu enzyme B bị mất hoạt tính, hãy dự đoán chất nào sẽ bị tích lũy. Giải thích.
Câu 3. Một người nông dân sau khi bón phân cho vườn rau của mình thì đến sáng hôm sau bỗng thấy các cây con trong vườn đều đã bị héo. Hãy giải thích hiện tượng này.
Đề 9
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt bay hơi cao. B. nhiệt dung riêng cao.
C. lực gắn kết. D. tính phân cực.
Câu 2: Vùng không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất trong cấu trúc của enzyme được gọi là
A. trung tâm hoạt động. B. trung tâm tổng hợp.
C. trung tâm ức chế. D. trung tâm hoạt hóa.
Câu 3: Câu thành ngữ/tục ngữ nào dưới đây cho ta thấy vai trò của nồng độ enzyme đối với quá trình tiêu hoá?
A. Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm. B. Ăn mắm lắm cơm.
C. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. D. Nhai kĩ no lâu.
Câu 4: Đọc thông tin dưới đây:
"Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới"
Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?
A. Thế giới sống liên tục tiến hóa. B. Hệ thống tự điều chỉnh.
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. D. Hệ thống mở.
Câu 5: Khi nói về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Phân tử nước được vận chuyển chủ động vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là "aquaporin"
(2) Trong phương thức thực bào, tế bào lõm xuống để đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong
(3) Trong vận chuyển chủ động thường dùng chung một loại "bơm" cho các cơ chất cần vận chuyển
(4)Trong vận chuyển thụ động, các chất khuếch tán qua lớp phospholipid thường là chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2,...
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6: Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng.
B. Ở người già, quá trình đồng hoá luôn diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình dị hoá.
C. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng lượng.
D. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong tế bào và dịch ngoại bào.
Câu 7: Loại tế bào chứa nhiều ti thể là
A. tế bào biểu bì. B. tế bào hồng cầu.
C. tế bào thần kinh. D. tế bào cơ tim
Câu 8: Trong tế bào chất của tế bào nhân sơ chỉ có bào quan
A. ribosome. B. mạng lưới nội chất.
C. bộ máy golgi. D. ti thể.
Câu 9: Một gen có chiều dài 4080A0 và số nucleotide loại A chiếm 30% tổng số nucleotide của gen. Theo lý thuyết, số nucleotide loại guanin của gen này là:
A. 720 B. 480 C. 360. D. 520
Câu 10: Chức năng của tRNA là
A. Vận chuyển amino acid tới ribosome.
B. Truyền đạt thông tin di truyền tới ribosome.
C. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
D. Tham gia cấu tạo ribosome.
Câu 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất có các phương thức
A. biến dạng màng và vận chuyển chủ động.
B. khuếch tán qua kênh và vận chuyển thụ động.
C. khuếch tán trực tiếp và khuếch tán qua kênh.
D. thụ động và chủ động.
Câu 12: Một mạch của phân tử DNA (gen) xoắn kép có C = 350 , G = 550, A= 200, T= 400. Gen trên có
A. 75 chu kì xoắn. B. tỷ lệ A/G là 2/55.
C. 3600 liên kết hydro. D. chiều dài là 510 nm.
Câu 13: Cho các hiện tượng sau:
(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc
(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua
(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng
(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục
Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14: Bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là
A. lưới nội chất. B. bộ máy golgi. C. lục lạp. D. ty thể.
Câu 15: Đơn phân cấu tạo protein là
A. nucleosome B. amino acid C. nucleotide D. peptide
Câu 16: Gọi là tế bào nhân sơ vì
A. chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền.
B. không có vật chất di truyền trong khối tế bào chất.
C. chưa có màng bao bọc khối tế bào chất.
D. không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng.
Câu 17: Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?
A. Hemoglobin có trong hồng cầu B. Collagen có trong da
C. Insulin có trong tuyến tụy D. Keratin có trong tóc
Câu 18: Một phân tử DNA xoắn kép có tỉ lệ A = 1/8 . Theo lí thuyết, tỉ lệ nucleotide loại G của phân tử này là
A. 25%. B. 12,5%. C. 75%. D. 37,5%.
Câu 19: Hiện tượng “nòng nọc mất đuôi” có liên quan mật thiết đến hoạt động của bào quan nào?
A. Ribosome B. Lysosome C. Peroxisome D. Bộ máy Golgi
Câu 20: "Đàn Voọc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Quần xã. B. Hệ sinh thái. C. Quần thể. D. Sinh quyển.
Câu 21: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?
A. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.
B. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định.
C. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.
D. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
Câu 22: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất sẽ xảy ra hiện tượng
A. tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ do hồng cầu không có thành tế bào.
B. tế bào hồng cầu teo lại do tế bào mất nước.
C. tế bào hồng cầu to ra và màng tế bào đẩy ra sát thành gây hiện tượng phản co nguyên sinh.
D. tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau trở lại bình thường do nồng độ đã cân bằng.
Câu 23: Chức năng chủ yếu của carbohydrate là
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia cấu tạo NST.
B. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia xây dựng cấu trúc tế bào.
C. Kết hợp với protein vận chuyển các chất qua màng tế bào.
D. Tham gia xây dựng cấu trúc nhân tế bào.
Câu 24: Khi tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây, để thuận lợi cho việc quan sát hiện tượng, dung dịch thường sử dụng là
A. nước muối (nước đường) loãng. B. nước muối (nước đường) đậm đặc.
C. nước cất. D. nước đun sôi để nguội.
Câu 25: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng cho cả DNA và RNA?
(1) Được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotide
(2) Đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân
(3) Các đơn phân của chuỗi polynucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen
(4) Có cấu trúc gồm 1 chuỗi polynucleotide
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26: Các bào quan có màng đơn gồm
A. ty thể, lưới nội chất, bộ máy golgi, ribosome.
B. lưới nội chất, bộ máy golgi, không bào, lysosome.
C. ty thể, lưới nội chất, bộ máy golgi, không bào.
D. lưới nội chất, bộ máy golgi, lạp thể, lysosome.
Câu 27: Carbohydrate là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A. Chất hữu cơ B. Đạm C. Mỡ D. Đường
Câu 28: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzyme dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức.
B. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzyme trong cơ thể.
C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu dễ làm co mạch máu.
D. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể mất nước nóng bức, khó chịu.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.
a. Nước được vận chuyển qua màng nhờ các kênh aquaporin.
b. Sau phản ứng, cả cơ chất và enzyme đều bị biến đổi cấu trúc.
c. Pha tối của quang hợp có thể diễn ra bình thường trong điều kiện không có ánh sáng.
d. Nếu màng trong ty thể bị hỏng thì chuỗi chuyền electron vẫn diễn ra bình thường.
Câu 2. Quan sát hình dưới đây. Hãy cho biết (1), (2), (3) là hình thức vận chuyển gì? Phân biệt các hình thức vận chuyển đó.
Câu 3. Tại sao cơ thể động vật có thể tiêu hóa được rơm, cỏ, củ … có thành phần là tinh bột và cellulose, trong khi con người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hóa được cellulose?
Đề 10
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Ở những tế bào có nhân chuẩn, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây?
A. Ti thể B. Bộ máy Golgi C. Không bào D. Ribosome
Câu 2: Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là:
A. Oxygen, nước và năng lượng.
B. Nước, đường và năng lượng.
C. Nước, khí carbon dioxide và đường.
D. Khí carbon dioxide, nước và năng lượng.
Câu 3: Cho một phương trình tổng quát sau đây: C6H12O6+6O2 → 6CO2+6H2O+ năng lượng. Phương trình trên biểu thị quá trình phân giải hoàn toàn của 1 phân tử chất
A. Disaccharide. B. Glucose. C. Protein. D. Polysaccharide
Câu 4: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là
A. ATP B. ADP C. NADH D. FADH2
Câu 5: Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng được gọi là:
A. Hóa tổng hợp B. Quang tổng hợp C. Hoá phân li D. Quang phân li
Câu 6: Ngoài cây xanh dạng sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
A. Vi khuẩn lưu huỳnh B. Vi khuẩn chứa diệp lục và tảo
C. Nấm D. Động vật
Câu 7: Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp?
A. Khí oxygen và đường B. Đường và nước
C. Đường và khí carbon dioxide D. Khí carbon dioxide và nước
Câu 8: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:
A. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
B. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
D. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2
Câu 9: Hiện tượng hoá tổng hợp được tìm thấy ở:
A. Thực vật bậc thấp B. Thực vật bậc cao
C. Một số vi khuẩn D. Động vật
Câu 10: Giống nhau giữa quang hợp và hóa tổng hợp là:
A. Đều sử dụng nguồn năng lượng của ánh sáng
B. Đều sử dụng nguồn năng lượng hoá học
C. Đều sử dụng nguồn nguyên liệu CO2
D. Đều sử dụng nguồn nguyên liệu O2
Câu 11: Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng:
A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
B. Thời gian kì trung gian
C. Thời gian của quá trình nguyên phân
D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzyme?
A. Là hợp chất cao năng
B. Là chất xúc tác sinh học
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống
D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
Câu 13: Nói về trung tâm hoạt động của enzyme, có các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất
(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme
(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
(4) Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3) B. (1), (4) C. (2), (3), (4) D. (2), (3)
Câu 14: Chỉ cần một loại enzyme nào đó không hoạt động thì sẽ gây bệnh rối loạn chuyển hóa, nguyên nhân là do sự thiếu vắng của enzyme này sẽ làm cho:
A. tất cả các quá trình trao đổi chất trong tế bào bị ngưng trệ.
B. dư thừa nguyên liệu và thiếu sản phẩm của phản ứng.
C. các phản ứng sinh hóa ở trong tế bào không diễn ra.
D. tế bào không diễn ra các hoạt động sống và bị chết.
Câu 15: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
A. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách tăng nhiệt độ.
B. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.
C. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách giảm nhiệt độ.
D. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất tham gia phản ứng
Câu 16: Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Dùng củ khoai tây (có chứa enzyme catalase) cắt làm ba mẫu:
- Mẫu 1 đưa luộc chín
- Mẫu 2 bỏ vào tủ đá ( làm trước 30p)
- Mẫu 3 ở điều kiện bình thường
Dùng ống nhỏ hút lên mỗi mẫu khoai một giọt H2O2. Hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm là:
A. Ở cả ba mẫu lượng bọt khí sủi lên là như nhau
B. Ở mẫu 1 lượng bọt khí sủi lên nhiều nhất
C. Ở mẫu 3 lượng bọt khí sủi lên là nhiều nhất
D. Ở mẫu 2 lượng bọt khí sủi lên là ít nhất
Câu 17: Trong 1 tế bào nhân thực, khi nhiều lysosome đồng loạt vỡ màng dẫn đến kết quả là
A. Hình thành 1 lysosome lớn. B. Tế bào chất được dọn dẹp, vệ sinh.
C. Phân chia tế bào. D. Hoại tử tế bào (tự chết).
Câu 18: Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều lysosome nhất là tế bào
A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Thần kinh. D. Cơ.
Câu 19: Bộ máy Golgi có cấu trúc đặc trưng là
A. Màng đơn, gồm nhiều túi xoang dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau.
B. Màng đơn, hệ thống xoang dẹp xếp chồng nhau, thông với nhau, đính nhiều ribosome.
C. Màng đôi, hệ thống xoang hình ống thông với nhau và thường thông với màng nhân, chứa nhiều enzyme.
D. Màng đôi, gồm nhiều túi xoang dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau, chứa nhiều enzyme thủy phân.
Câu 20: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển?
(1) Tế bào cơ tim
(2) Tế bào hồng cầu
(3) Tế bào gan
(4) Tế bào bạch cầu
A. (1) B. (3) C. (4) D. (2)
Câu 21: Lipid được tổng hợp ở
A. Lưới nội chất B. Lưới nội chất hạt C. Ribosome D. Bộ máy Golgi
Câu 22: Peroxisome được hình thành từ bào quan nào?
A. Lưới nội chất hạt B. Lưới nội chất trơn C. Ti thể D. Bộ máy Golgi
Câu 23: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn khác nhau ở chỗ lưới nội chất hạt
A. Hình túi, còn lưới nội chất trơn hình ống.
B. Nối thông với khoang giữa của màng nhân, còn lưới nội chất trơn thì không.
C. Có đính các hạt ribosome, còn lưới nội chất trơn không có.
D. Có ribosome bám ở trong màng, còn lưới nội chất trơn có ribosome bám ở ngoài màng.
Câu 24: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" là nhờ
A. Màng sinh chất có “dấu chuẩn” B. Màng sinh chất có protein thụ thể
C. Trao đổi chất với môi trường D. Cả A, B và C
Câu 25: Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì
A. Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
B. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
C. Phải bao bọc xung quanh tế bào.
D. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào.
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm DNA và protein
Các phát biểu nói về đặc điểm chung của tế bào nhân thực là:
A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (5).
C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4), (5).
Câu 27: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là
A. Thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
B. Thành tế bào, tế bào chất, nhân.
C. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.
D. Màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân.
Câu 28: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
A. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng.
B. Giúp sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn.
C. Giúp di chuyển nhanh hơn và dễ dàng kiếm ăn trong môi trường kí sinh.
D. Cả A và B đều đúng.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. Phân biệt thực bào, ẩm bào và xuất bào.
Câu 2. Bằng cách nào các tế bào trong cùng một mô của cơ thể động vật có thể phối hợp hoạt động với nhau thông qua chất nền ngoại bào?
Câu 3. Tại sao khi cường độ hô hấp giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất của tế bào?
Chương 7: Một số quy luật của vỏ địa lí
Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên
Chuyên đề 1. Công nghệ tế bào và một số thành tự
Đề thi giữa kì 1 Toán 10
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10