Đề 1
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt trời vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
(Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta)
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ lục bát
B. Thể thơ sáu chữ
C. Thể thơ tám chữ
D. Thể thơ tự do
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
3. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
A. Tình cảm gia đình
B. Tình yêu quê hương đất nước
C. Truyền thống văn hóa dân tộc
D. Đấu tranh xây dựng đất nước
4. Từ nào sau đây không cùng loại với các từ còn lại?
A. Đất nước
B. Quê hương
C. Thương đau
D. Gái trai
Câu 2. Chỉ ra các tiếng mang vần trong 4 câu thơ đầu.
Câu 3. Tìm và chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 4. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam trong đoạn thơ trên (viết khoảng 5 dòng).
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Em hãy viết một đoạn văn miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên mà em biết. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh (hoặc ẩn dụ/ hoán dụ) và 2 từ láy. Chỉ rõ biện pháp tu từ và các từ láy đã sử dụng.
Câu 2. Cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
Đề 2
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Tuổi thơ của Nguyên Hồng trồi qua như thế nào?
A. Sung sướng và đủ đầy
B. Tràn ngập tình yêu thương
C. Bất hạnh
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Những dòng thơ dưới đây nói lên đức tính gì của người mẹ?
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
Bàn tay mang phép nhiệm màu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi
A. Chịu thương, chịu khó
B. Giàu đức hi sinh
C. Sự dịu dàng
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
A. Tiếng Hán
B. Tiếng Pháp
C. Tiếng Anh
D. Tiếng Nga
Câu 4. Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?
A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử
Câu 5. Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm…”? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm
B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ
C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình
D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác
Câu 6. Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 7. Nhan đề Trong lòng mẹ nói lên ý nghĩa gì?
A. Hồng được ngồi trong lòng mẹ
B. Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ
C. Khao khát được sống trong tình yêu thương
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8. Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì?
A. Đều có phát âm giống nhau
B. Đều là các từ có nghĩa
C. Đều có số tiếng không giới hạn
D. Đều dùng để chỉ người
Câu 9. Đơn vị cấu tạo từ là gì?
A. Tiếng
B. Từ
C. Chữ cái
D. Nguyên âm
Câu 10. Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì?
1. Con ngựa đá con ngựa đá
2. Con kiến bò đĩa thịt bò
3. Học sinh học sinh học
A. Không có tác dụng gì cả
B. Khiến câu nói dễ hiểu
C. Làm cho câu nói thú vị hơn
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 11. “Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?
A. Hận chiến trường
B. Máu và hoa
C. Những ngày thơ ấu
D. Ngậm ngải tìm trầm
Câu 12. Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?
A. Tương thân tương ái
B. Yêu nước
C. Đoàn kết
D. Tất cả đáp án trên
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:
a. Gióng lớn nhanh như thổi "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị)
b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được (Tô Hoài)
c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)
d.
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
(Bình Nguyên)
Câu 2. Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát: “À ơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ” hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.
Đề 3
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?
A. Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
B. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
C. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
D. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ À ơi tay mẹ là?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 3. Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?
A. Cậu có hình dạng một quả dừa
B. Cập núp trong thân thể của con cóc
C. Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười
D. Cậu được sinh ra từ tảng đá
Câu 4. Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của ai đối với ai?
A. Mẹ đối với con
B. Con đối với mẹ
C. Người lính với người mẹ anh hùng
D. Cháu đối với bà
Câu 5. Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?
A. 1 phần
B. 2 phần
C. 3 phần
D. 4 phần
Câu 6. Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào?
A. Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc
B. Là người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo
C. Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay
D. Gồm A và B
Câu 7. Câu chuyện của Thánh Gióng diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. Đời Hùng Vương thứ sáu
B. Đời Hùng Vường thứ bảy
C. Đời Hùng Vường thứ tư
D. Đời Hùng Vường thứ mười tám
Câu 8. Đâu là nhận xét đúng về từ đa nghĩa?
A. Là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
B. Là từ cùng nghĩa nhưng âm thanh khác nhau
C. Là từ cùng nghĩa và cùng âm thanh
D. Là từ khác nghĩa và khác âm thanh
Câu 9. Tác phẩm nào dưới đây không phải của Bình Nguyên?
A. Hoa thảo mộc
B. Trăng đợi
C. Đi về nơi không chữ
D. Ra sân nhặt nắng
Câu 10. Tìm từ đồng âm trong các câu sau:
(1) Năm nay, em học lớp năm
(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít
(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
A. (1) năm; (2) bông; (3) giá
B. (1) nay; (2) bông; (3) giá
C. (1) năm; (2) hoa; (3) giá
D. (1) năm; (2) bông; (3) bao
Câu 11. Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?
A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
B. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
C. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
D. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
Câu 12. Điền từ thích hợp vào hai chỗ trống dưới đây:
Ru cho (…) ngọn gió thú
Ru cho (…) đám sương mù lá cây
A. mềm - tan
B. tan - mềm
C. mát - mềm
D. tan - mát
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.
a)
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.
(Bình Nguyên)
b)
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
(Đinh Nam Khương)
Câu 2. Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.
Đề 4
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Văn Công Hùng?
A. Bến đợi
B. Hát rong
C. Ngựa trắng bay về
D. Hoa đá trước heo may
Câu 2. Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là:
A. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn độc đáo
B. Giới thiệu, cung cấp tri thức về lễ hội
C. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội
D. Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong gia đình
Câu 3. Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ mấy của câu bát tiếp theo?
A. Tiếng thứ 5
B. Tiếng thứ 6
C. Tiếng thứ 7
D. Tiếng thứ 8
Câu 4. Bài thơ Về thăm mẹ thể hiện tình cảm của ai đối với ai?
A. Con đối với mẹ
B. Mẹ đối với con
C. Người lính với người mẹ anh hùng
D. Cháu đối với bà
Câu 5. Người con trong bài thơ Về thăm mẹ trong hoàn cảnh nào?
A. Không nhớ đường về nhà
B. Mẹ vắng nhà
C. Mẹ đang nấu cơm
D. Mẹ đã không còn
Câu 6. Tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của tác giả nào?
A. Văn Công Hùng
B. Lâm Thị Mỹ Dạ
C. Bình Nguyên
D. Đinh Nam Khương
Câu 7. Tác phẩm Phía sau những hạt cát của Đinh Nam Khương thuộc thể loại nào?
A. Thơ
B. Tiểu thuyết
C. Truyện ngắn
D. Truyện đồng thoại
Câu 8. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc năm bao nhiêu?
A. 1956
B. 1955
C. 1954
D. 1953
Câu 9. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:
Nếu như hai câu đầu, cô gái đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
[...]
Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹo và giàu ý nghĩa.
(Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu)
A. Phân tích bố cục bài ca dao
B. Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao
C. Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao
D. Phân tích hai câu đầu bài ca dao
Câu 10. Ý nào dưới đây không cần thiết khi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử?
A. Lập dàn ý cho bài nói
B. Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ hiện đại, tối tân
C. Tương tác tốt trong khi trao đổi, thảo luận
D. Lựa chọn và xác định sự kiện lịch sử
Câu 11. Đâu là nhân vật phản diện trong truyện Thạch Sanh?
A. Mẹ Thạch Sanh
B. Công chúa
C. Nhà vua
D. Lí Thông
Câu 12. Trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, lũ có vai trò thế nào đối với đời sống người dân?
A. Mang phù sa về cho nông nghiệp
B. Mang tôm cá về cho nhân dân
C. Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước
D. Tất cả đáp án trên
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:
a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua.
(Thánh Gióng)
b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn.
(Thạch Sanh)
Câu 2. Viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu làm rõ ý kiến: Đoạn trích "Trong lòng mẹ" là bài ca thiêng liêng về tình mẫu tử bất diệt.
Đề 5
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau:
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày
(Về thăm mẹ – Đinh Nam Khương)
A. Ý nghĩa lời ru của mẹ
B. Suy ngẫm của người con về mẹ
C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường
D. Sự hiếu thảo của người con
Câu 2. Những kiểu ẩn dụ nào thường gặp?
A. Ẩn dụ hình thức, cách thức
B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Khi kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài nói bao gồm mấy phần?
A. 1 phần
B. 2 phần
C. 3 phần
D. 4 phần
Câu 4. Từ nhiều nghĩa là gì?
A. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên
B. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên
C. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu
D. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
Câu 5. Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?
A. Không lạm dụng từ mượn
B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?
A. Bàn ghế, nhà cửa, bút
B. Bút, thước, học sinh
C. Bàn, ghế, bút, áo
D. Nô đùa, trường, lớp
Câu 7. Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?
A. Tìm gặp người nói hoặc người viết
B. Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 8. Sa pô có vai trò gì trong văn bản Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ?
A. Nêu lên sự kiện thông tin
B. Khái quát về chiến dịch
C. Trình bày diễn biến chiến dịch
D. Trình bày kết quả chiến dịch
Câu 9. Tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao của tác giả nào?
A. Phan Trọng Luận
B. Nguyễn Đình Thi
C. Hoàng Tiến Tựu
D. Nguyễn Đức Mậu
Câu 10. Tại sao chúng ta cần phải trình bày ý kiến về một vấn đề?
A. Để mối quan hệ của mọi người trở nên tốt đẹp hơn
B. Để thống nhất một ý kiến của vấn đề
C. Vì chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn chọn một ý kiến
D. Để mọi người hiểu được ý kiến và quan điểm của em
Câu 11. Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh, chúng ta nên nói gì?
A. Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại cổ tích Thạch Sanh
B. Giới thiệu về xuất thân của Thạch Sanh
C. Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện
D. giới thiệu về triều đại Thạch Sanh ở
Câu 12. Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì?
A. Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện
B. Giới thiệu tóm tắt về sự kiện
C. Nêu nhân vật có trong sự kiện
D. Cả 3 đáp án trên
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.
a)
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.
(Bình Nguyên)
b)
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
(Đinh Nam Khương)
Câu 2. Viết bài văn nêu cảm nhận về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Đề 6
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì?
A. Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện
B. Giới thiệu tóm tắt về sự kiện
C. Nêu nhân vật có trong sự kiện
D. Cả ba phương án trên
Câu 2. Từ khi trông thấy chiếc ô tô, Hon-đa đã có ước mơ gì?
A. Lớn lên mua được một chiếc xe
B. Trở thành tài xế lái xe
C. Tự làm một chiếc xe
D. Trở thành ông chủ bán xe
Câu 3. Xác định biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông
A. Nhân hóa
B. Hoán dụ
C. Câu hỏi tu từ
D. So sánh
Câu 4. Nội dung chính của văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa là?
A. Kể lại tuổi thơ và ước mộng của Hon-đa
B. Cung cấp thông tin tiểu sử của Hon-đa
C. Cuộc đời sóng gió của Hon-đa
D. Cách Hon-đa tạo ra chiếc xe
Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất.
Bài ca dao sau diễn đạt điều gì?
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ
B. Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu
C. So sánh công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước Biển Đông
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 6. Gươm thần Long Quân cho mượn trong văn bản Sự tích hồ Gươm tượng trưng cho điều gì?
A. Sức mạnh của thần linh
B. Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân
C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm
D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân
Câu 7. Đâu không phải là câu nói nổi tiếng của Hon-đa?
A. Đối với tôi, thành công chỉ đạt được khi đã trả qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm
B. Thất lại mẹ thành công
C. Nếu tin tưởng một cái gì đó sâu sắc, ai cũng có thể tự tìm thấy năng lực bên trong của mình
D. Những con người có nhiều khuyết điểm cũng là những con người có nhiều điểm đặc biệt
Câu 8. Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể làm gì để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn?
A. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu
B. Thêm một vài chi tiết; các yếu tố miêu tả, biểu cảm
C. Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:
Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và công tiu Lê-ơ Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”. […]
Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người. Hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.
(Giờ Trái Đất – baudautu.vn)
A. Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất
B. Khởi phát của giờ Trái Đất
C. Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin
D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu
Câu 10. Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?
A. Đất nước còn nhiều quân giặc
B. Chiếc gươm bị gẫy
C. Giặc Minh đã bị đánh đuổi
D. Giặc khác sang xâm lược
Câu 11. Bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân gồm mấy phần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 12. Khi viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?
A. 1 phần
B. 2 phần
C. 3 phần
D. 4 phần
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Xác định ý nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:
Chân:
a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
(Nguyên Hồng)
b.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)
c. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.
(Thánh Gióng)
Chạy:
a. Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân... (Cao Duy Sơn)
b. Xe chạy chậm chậm (Nguyên Hồng)
c. Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu (Nguyên Hồng)
d. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước (Mộng Tuyết)
Câu 2. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật cậu bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Đề 7
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Thời thơ ấu của Hon-đa là văn bản thuộc thể loại gì?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Hồi kí
D. Kịch
Câu 2. Xác định nội dung chính của bài ca dao sau:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
A. Ý nghĩa lời ru của mẹ
B. Suy ngẫm của người con về mẹ
C. Công ơn của cha mẹ đối với con cái
D. Tình cảm anh em trong gia đình
Câu 3. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
A. Long Vươngs
B. Long Quân
C. Âu Cơ
D. Là một nhân vật giấu mặt
Câu 4. Các thanh nào dưới đây được xếp vào thanh “trắc”?
A. Tiếng có ngã, sắc, huyền và không dấu
B. Tiếng có dấu hỏi, sắc, huyền và không dấu
C. Tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, huyền
D. Tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng
Câu 5. Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước được trích từ đâu?
A. Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường
B. Người chiến sĩ
C. Dòng sông trong xanh
D. Đất nước
Câu 6. Xác định nội dung chính của bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
A. Tình yêu thương của mẹ dành cho con
B. Tình nghĩa vợ chồng
C. Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con
D. Bài học về lao động sản xuất
Câu 7. Truyện Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện khát vọng hòa bình
B. Thể hiện ước mơ đổi đời
C. Thể hiện ước mơ công bằng trong xã hội
D. Tất cả đáp trên
Câu 8. Văn bản Giờ Trái Đất được đăng tải trên baodautu.vn vào ngày nào?
A. 23/3/2014
B. 29/4/2014
C. 29/3/2015
D. 29/4/2015
Câu 9. Tác phẩm nào dưới đây không phù hợp với đề bài lại một truyện truyền thuyết?
A. Sự tích Hồ Gươm
B. Sọ Dừa
C. Tấm Cám
D. Thạch Sanh
Câu 10. Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào không phù hợp với đề bài kể lại một truyện cổ tích?
A. Bánh chưng, bánh giày
B. Tấm Cám
C. Sọ Dừa
D. Cậu bé thông minh
Câu 11. Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể làm gì để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn?
A. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu
B. Thêm một vài chi tiết; các yếu tố miêu tả, biểu cảm
C. Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình
D. Tất cả đáp án trên
Câu 12. Hiện tượng nhiều nghĩa là gì?
A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ
B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ
C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?
a) Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)
b) Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng)
c) Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. (Bùi Đình Phong)
d) Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong)
Câu 2. Viết một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương em.
Đề 8
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Miêu tả về thiên nhiên Đồng Tháp Mười trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã viết về những yếu tố nào?
A. Lũ, kênh rạch, sen, món ăn
B. Lũ, kênh rạch, món ăn
C. Lũ, kênh rạch, tràm chim
D. Lũ, kênh rạch, sen, tràm chim
Câu 2. Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?
A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
C. Tiếng Việt cần sự vay mược để đổi mới
D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt
Câu 3. Tên ban đầu của chiến dịch Giờ Trái Đất là gì?
A. Giờ tắt lớn
B. Tiếng nổ lớn
C. Tiếng tắt lớn
D. Tắt
Câu 4. Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:
Em cần quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).
A. giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người
B. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người
C. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người
D. giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người
Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Cuối năm 2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được nâng cao chưa từng thấy trong lịch sử tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, diễn ra ở Cô-pen-he-ghen (Copenhaghen), Đan Mạch. Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.
(Giờ Trái Đất – baodautu.vn)
A. Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất
B. Khởi phát của giờ Trái Đất
C. Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin
D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu
Câu 6. Chọn khái niệm đúng về đoạn văn
A. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành
B. Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu
C. Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu
D. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành
Câu 7. Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?
A. Ẩn dụ hình thức, cách thức
B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Nếu như hai câu đầu, cô giá đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
[…]
Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.
(Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu)
A. Phân tích bố cục bài ca dao
B. Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao
C. Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao
D. Phân tích hai câu đầu bài ca dao
Câu 9. Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là?
A. Ru cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ
B. Ru cho trẻ con nín khóc
C. Ru cho cuộc sống sinh động
D. Ru cho con người gần gũi nhau hơn
Câu 10. Thơ lục bát là thể thơ mấy chữ?
A. Năm chữ
B. Câu 6 chữ và câu 8 chữ
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 11. Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, bài ca dao có mấy cái đẹp?
A. Có 1 cái đẹp
B. Có 2 cái đẹp
C. Có 3 cái đẹp
D. Có 4 cái đẹp
Câu 12. Đoạn văn có hình thức như thế nào?
A. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng
B. Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đọan
C. Do nhiều câu tạo thành
D. Tất cả đáp án trên
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?
Thành ngữ |
| Nghĩa |
1) Thả con săn sắt bắt con cá sộp | a) làm ra ít tiêu pha nhiều | |
2) Thả mồi bắt bóng | b) may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc | |
3) Chuột sa chĩnh gạo | c) may mắn có được cái đang cần tìm | |
4) Buồn ngủ gặp chiếu manh | d) bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo | |
5) Bóc ngắn cắn dài | e) bỏ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn | |
6) Chân cứng đá mềm | g) rắn rỏi có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ |
Câu 2. Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:
a. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng... (Nguyễn Đăng Mạnh)
b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được (Tô Hoài)
c. Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
(Bình Nguyên)
Câu 3.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó.
Đề 9
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ
Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.
Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.
Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.
Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.
Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.
(Theo Nguyễn Hiến Lê)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Hồi kí
B. Du kí
C. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần nào?
A. Câu mở đầu văn bản
B. Câu cuối văn bản
C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản
D. Câu mở đầu các đoạn văn
Câu 3: Dòng nào dưới đây ghi đúng tính chất thể loại của văn bản này?
A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua
B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ
C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng
D. Ghi lại những lời giáo huấn, răn đe
Câu 4: Tính chất xác thực của văn bản trên thể hiện ở chi tiết nào sau đây?
A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả
B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.
C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng…
D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ.
Câu 5: Dòng nào chứa cảm xúc của người viết:
A. Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch
B. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ
C. …thế mà đã sáu chục năm qua rồi!
D. … cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.
Câu 6: Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên?
A. Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
B. Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
C. Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
D. Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.
Câu 7. Trong câu: “Cha tôi dậy sớm… để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ”, từ “chân” được hiểu theo nghĩa nào? Từ “chân” là một từ đa nghĩa, em hãy đặt câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa trên và giải thích rõ nghĩa.
Câu 8. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó.
Đề 10
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả đập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một ảo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
(Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương tại)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ lục bát.
B. Thể thơ sáu chữ.
C. Thể thơ tám chữ.
D. Thể thơ tự do.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
A. Tự sự.
C. Biểu cảm.
B. Miêu tả.
D. Nghị luận.
Câu 3. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
A. Tình cảm gia đình.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Truyền thống văn hóa dân tộc.
D. Đấu tranh xây dựng đất nước.
Câu 4. Từ nào sau đây không cùng loại với các từ còn lại?
A. Đất nước.
B. Quê hương.
C. Thương đau.
D. Gái trai.
Câu 5. (0,5 điểm). Chỉ ra các tiếng mang vần trong 4 câu thơ đầu.
Câu 6. (0,5 điểm). Tìm và chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên
Câu 7. (1,0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam trong đoạn thơ trên (viết khoảng 5 dòng).
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên mà em biết. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh (hoặc ẩn dụ hoán dụ) và 2 từ láy. Chỉ rõ biện pháp tu từ và các từ láy đã sử dụng.
Câu 2. (5,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng, SGK Ngữ văn 6, tập 1, bộ Cánh Diều).
Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG
Chủ đề 7: HÒA BÌNH
BÀI 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6