1. Tiểu sử
- Lỗ Tấn (1881 – 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân. Bút danh Lỗ Tấn ghép từ họ mẹ (Lỗ Thụy) và chữ Tấn hành.
- Quê ông ở Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 13 tuổi chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh và chết vì không có thuốc nên ông đã ấp ủ ước mơ theo ngành y.
- Trước khi học ngành y:
+ Ông làm hằng hải vì muốn đi nhiều nơi để mở mang tầm mắt.
+ Học nghề khai thác mỏ với ước vọng làm giàu tổ quốc.
- Khi học ngành y:
+ Ông học giỏi và nhận học bổng của Nhật.
+ Ông chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, ốm mà không có thuốc, ngu dốt và mê tín.
+ Trong một lần đi xem phim ông thấy người Trung Quốc hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga. Ông chuyển sang làm văn nghệ vì nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần.
2. Sự nghiệp văn học
a. Quan điểm sáng tác
Dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chữa chạy, không được “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
b. Tác phẩm chính
Gồm ba tập truyện Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại và các tản văn, tạp văn Cỏ dại, Hai lòng, Nấm mồ,....
c. Phong cách nghệ thuật
Phong cách vừa hiện đại vừa truyền thống; Văn chương giàu tính chiến đấu (tập trung phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân lúc bấy giờ); Văn phong khách quan, lạnh lùng nhưng ẩn chứa tấm lòng nhân đạo và tinh thần yêu nước sâu sắc.
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Có thể coi ông là cây đại thụ trên văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX, được coi là “linh hồn dân tộc”, “Kỹ sư tâm hồn”,....
- 1981 thế giới tôn vinh ông là “Danh nhân văn hóa nhân loại”.
Sơ đồ tư duy - Lỗ Tấn
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 12
Chương 8. Nhận biết một số chất vô cơ
Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng
Bài 5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000