2. Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Mở đầu
Khám phá 1
Khám phá 2
Khám phá 3
Khám phá 4
Khám phá 5
Khám phá 6Trả lời câu hỏi trang 60 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức: Đề bài Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Luyện tập 1
Luyện tập 2
Luyện tập 3
Vận dụng
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Mở đầu
Khám phá 1
Khám phá 2
Khám phá 3
Khám phá 4
Khám phá 5
Khám phá 6Trả lời câu hỏi trang 60 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức: Đề bài Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Luyện tập 1
Luyện tập 2
Luyện tập 3
Vận dụng

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi nghe/ hát bài hát “Cho con”

“Ba sẽ là cánh chim[...]

Ba mẹ là lá chắn

Che chở suốt đời con

Vì con là con ba

Con của ba rất ngoan

Vì con là con mẹ

Con của mẹ rất hiền[...]

Ba mẹ là quê hương.”

                                                                                         (Sáng tác: Phạm Trọng Cầu)

Phương pháp giải:

- Chia sẻ cảm xúc của bản thân khi khi nghe/ hát bài hát “Cho con”

Lời giải chi tiết:

Khi nghe/ hát bài hát “Cho con” em cảm thấy rất công lao của cha mẹ.. Cha mẹ chính là những người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà bố mẹ cũng chính là những người dường như còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. Có thể nhận thấy được rằng, chính công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, và trên đời dường như  mọi thứ không gì đong đếm được.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Hãy cho biết mối quan hệ của mọi người trong các trường hợp trên.

b) Em hiểu thế nào là gia đình?

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp và cho biết mối quan hệ của mọi người trong các trường hợp trên.

- Chia sẻ hiểu biết của em về gia đình.

Lời giải chi tiết:

a) Trường hợp 1: Mọi người có quan hệ huyết thống

    Trường hợp 2: Mọi người có quan hệ nuôi dưỡng

b) Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi trang 57 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy cho biết vai trò của gia đình qua các trường hợp trên

b) Kể thêm các vai trò khác của gia đình mà em biết

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp và nêu được vai trò của gia đình.

- Nêu thêm các vai trò khác của gia đình mà em biết

Lời giải chi tiết:

a) Vai trò:

- Trường hợp 1: Duy trì nòi giống, gắn bó, liên kết các thành viên thường xuyên, lâu dài và bền vững; là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.

- Trường hợp 2: Nuôi dưỡng, giáo dục con, cháu

b) Một số vai trò khác của gia đình mà em biết:

- Là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất.

- Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên

- Là yếu tố tác động đến tâm lý và lối sống của các thành viên trong gia đình.

- Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau

- Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều.

Khám phá 3

Trả lời câu hỏi trang 58 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ gì giữa vợ và chồng? Anh Nam và anh Kha thực hiện đúng hay không đúng quy định của pháp luật?

b) Kể thêm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng mà em biết.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và nêu được quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong hai trường hợp.

- Đưa ra thêm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng mà em biết.

Lời giải chi tiết:

a) Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ bình đẳng giữa vợ và chồng.

Anh Nam đã thực hiện đúng quy định của pháp luật khi cùng vợ chia sẻ mọi việc trong nhà, tôn trọng vợ và cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi việc lớn nhỏ trong nhà.

Anh Kha đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật, vì anh cho rằng phụ nữ không có quyền quyết định việc lớn trong nhà nên đã không tôn trọng ý kiến của vợ.

b) Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình;...

Khám phá 4

Trả lời câu hỏi trang 59 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Việc làm của bố mẹ K, bố mẹ Mai và H trong các trường hợp trên nói đến quyền và nghĩa vụ gì giữa cha mẹ và con? Những ai đã thực hiện đúng /không đúng các quyền, nghĩa vụ đó? Vì sao?

b) Kể thêm các quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con mà em biết.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và chỉ ra việc làm của bố mẹ K, bố mẹ Mai và H trong các trường hợp trên nói đến quyền và nghĩa vụ gì giữa cha mẹ và con? Nhận xét ai đã thực hiện đúng /không đúng các quyền, nghĩa vụ đó và giải thích vì sao.

- Kể thêm các quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con mà em biết.

Lời giải chi tiết:

- Trường hợp 1: Nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi dạy con thành công dân tốt. Bố mẹ K đã thực hiện đúng khi dù hoàn cảnh có khó khăn cũng vẫn cố gắng lo cho con được đi học.

- Trường hợp 2: Nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con.  Bố mẹ Mai đã thực hiện đúng khi cổ vũ và tạo điều kiện cho Mai được phát triển sở thích và năng khiếu.

 Trường hợp 3: Nói về quyền và nghĩa vụ của con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. H đã không thực hiện đúng do không san sẻ gánh nặng với bố mẹ mà lại một mình chi tiêu riêng.

b)

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; không phân biệt đối xử giữa các con; không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,.

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;..

Khám phá 5

Trả lời câu hỏi trang 60 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét việc làm của Hưng và P trong các trường hợp trên

b) Theo em, giữa anh chị em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và đưa ra nhận xét về việc làm của Hưng và P trong đó.

- Chia sẻ hiểu biết của em về quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em trong gia đình.

Lời giải chi tiết:

a)

Hưng đã thực hiện rất tốt quyền và nghĩa vụ của một người anh trong gia đình, rất yêu thương chăm sóc các em.

P chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình, thường xuyên bắt nạt em.

b) Giữa anh chị em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ,...

Khám phá 6Trả lời câu hỏi trang 60 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức: Đề bài Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trả lời câu hỏi trang 60 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét về tình cảm và việc làm của ông bà Bình, H trong các trường hợp trên và cho biết ai thực hiện đúng/không đúng quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu

b) Kể thêm quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu mà em biết.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và nhận xét về tình cảm và việc làm của ông bà Bình, H trong các trường hợp trên từ đó chỉ ra ai thực hiện đúng/không đúng quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu.

- Nêu thêm quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu mà em biết.

Lời giải chi tiết:

- Bình và ông bà đã thực hiện đúng  quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu. Ông bà yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng cháu và cháu kính trọng, yêu thương, biết ơn ông bà.

- H chưa thực hiện quyền và nghĩa vụ của một người cháu đối với ông bà. H chưa yêu quý, chăm sóc bà.

b)

- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 62 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Nếp sống của gia đình có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

b) Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa các con.

c) Giáo dục trẻ em là công việc của nhà trường

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp và nêu nhận xét của bản thân.

- Lí giải vì sao đồng tình hay không đồng tình với ý kiến đó.

Lời giải chi tiết:

a) Đồng tình. Bởi vì gia đình là nhân tố đầu tiên chỉ bảo, dạy dỗ cho các em hành vi ứng xử theo chuẩn mực và các giá trị tốt đẹp của xã hội : “Học ăn, học nói, học gói, học mở .. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.. Trên kính duới nhường.. ” Chính vì vậy hành vi đầu đời của các em có dấu ấn sâu sắc của gia đình. Trẻ em có hành vi tốt hay xấu trước hết và chủ yếu là do nếp sống của gia đình tạo nên.

b) Không đồng tình. Cha mẹ có quyền nghĩa vụ không phân biệt đối xử giữa các con

c) Không đồng tình. Giáo dục trẻ em là công việc của gia đình và nhà trường.Gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên, giai đoạn sau các em tiếp tục được sự giáo dục của nhà trường.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 62 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Trong những trường hợp dưới đây, ai thực hiện đúng, ai không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? Vì sao?

a. N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở N không được lơ là việc học các môn văn hóa.

b) Được ông bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu nên M không nghe lời bố mẹ, lười học, ham chơi. Khi bố mẹ mắng, M tỏ ra không nghe lời vì được ông bà bênh.

c) Bố mẹ H luôn khuyến khích H tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp

d) Ở nhà, bố thường trao đổi, tham khảo ý kiến A về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp, chỉ ra ai thực hiện đúng, ai không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? Giải thích vì sao

Lời giải chi tiết:

a) Bố N thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Đó là quyền chăm lo việc học tập giáo dục, nuôi dạy con thành công dân tốt.

b) Cả ông bà và M đều thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và cháu

- Ông bà: Nuông chiều, bênh cháu

- M: Không nghe lời bố mẹ, ham chơi, lười học

c) Bố mẹ H: Thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Đó là quyền chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập

d) Bố A: Thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Đó là quyền tôn trọng ý kiến của con

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 62 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Em hãy xử lí các tình huống dưới đây

a) L và em trai học cùng trường. Nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, vì em trai chỉ ở nhà vì còn nhỏ.

Nếu là L, em sẽ ứng xử thế nào?

b) S rất thích vẽ và vẽ rất đẹp nên được các bạn bầu làm nhóm trưởng tờ báo tường của lớp. S xin mẹ cho đi họp lớp vẽ ở Cung thiếu nhi nhưng mẹ không đồng ý vì sợ học vẽ sẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường của S.

Nếu là S, em sẽ ứng xử thế nào?

c) Nhà D có hai anh em, D luôn tranh giành, bắt nạt em. Bố mẹ đi làm giao cho D ở nhà nấu cơm, dọn dẹp, trông em. D luôn nhận việc nhưng khi bố mẹ vừa đi, D liền đi chơi và bắt em làm những việc bố mẹ giao.

Nếu là bạn của D, em sẽ có lời khuyên gì cho D?

d) Bà ốm, bố mẹ bận việc nên dặn C ở nhà chăm sóc bà. C từ chối với lí do đã có hẹn đi xem phim cùng các bạn

Nếu là C, khi được bố mẹ giao việc đó, em sẽ ứng xử thế nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và đưa ra lời khuyên với các bạn trong từng trường hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Nếu là L em sẽ:

- Trường hợp 1: Em sẽ xin bố ở nhà đợi khi em lớn khi đó cả hai chị em đều có cơ hội đi cùng nhau.

- Trường hợp 2: Em sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho cả em trai cùng đi. Bởi vì chuyến tham quan này là một hoạt động rất bổ ích và học hỏi được nhiều điều và em hứa với bố mẹ sẽ chăm sóc em trai cẩn thận.

b) Nếu là S, em sẽ thuyết phục mẹ rằng em rất thích học vẽ và em sẽ cam kết với mẹ rằng sẽ không để ảnh hưởng đến việc học ở trường.

c) Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên bạn nên nhường nhịn, chăm lo cho các em để bố mẹ yên tâm làm việc.

d) Nếu là C, khi được bố mẹ giao việc đó, em sẽ gọi điện từ chối đi xem phim với các bạn để ở nhà trông bà. Bởi vì việc chăm sóc bà quan trọng hơn việc đi chơi cùng bạn rất nhiều.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi 2 trang 62 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Em hãy lập và thực hiện bản kế hoạch điều chỉnh những việc làm của mình cho đúng với nghĩa vụ công dân trong gia đình theo gợi ý dưới đây:

Phương pháp giải:

Lập và thực hiện bản kế hoạch điều chỉnh những việc làm cho bản thân đúng với nghĩa vụ công dân trong gia đình theo gợi ý

Lời giải chi tiết:

Các quyền nghĩa vụ chưa thực hiện

Nguyên nhân chưa thực hiện được

Mong muốn cần đạt

Phương thức điều chỉnh

Thời gian điều chỉnh

 

Chăm sóc ông bà

Do không ở cùng ông bà

Có cơ hội được chăm sóc ông bà nhiều hơn

Về quê thăm ông bà thường xuyên hơn

3 tháng

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved