Hoạt động 1
1. Chia sẻ các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.
Gợi ý:
- Em đã tranh biện, thương thuyết với ai?
- Em đã thực hiện cuộc tranh biên, thương thuyết như thế nào? Kết quả ra sao?
2. Thảo luận về cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân.
a) Cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân.
Gợi ý:
Chủ đề tranh biện: Mạng xã hội hữu ích cho mọi người
b) Lưu ý tranh biện để có hiệu quả
3. Thảo luận về cách thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.
a) Chỉ ra các thương quyết của nhân vật trong các tình huống sau:
Tình huống: Hùng rất muốn tham gia Câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên, mẹ chỉ muốn Hùng dành tất cả thời gian cho việc học. Hùng đã thương thuyết như sau:
Hùng: Mẹ ơi, con muốn được tham hia câu lạc bộ bóng đá của trường
Mẹ Hùng: Không được đâu, nhiệm vụ chính của con bây giờ là học tập. Con phải dành nhiều thời gian cho việc này.
Hùng: Thưa mẹ, bóng đá là môn thể thao tốt cho sự phát triển thể chất của lứa tuổi chúng con. Câu lạc bộ chỉ sinh hoạt 1 lần/lần nên không ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nhiều bạn tham gia câu lạc bộ mà vẫn học tốt đấy ạ
Mẹ Hùng: Nhưng mẹ lo con mải mê đá bóng rồi quên hết chuyện học hành
Hùng: Con hứa với mẹ là sẽ không để ảnh hưởng đến học tập. Xin phép mẹ cho con tham gia thử câu lạc bộ một tháng. Sau một tháng, nếu việc này ảnh hưởng đến thời gian và kết quả học tập thì con sẽ không tham gia câu lạc bộ nữa được không ạ?
Mẹ Hùng im lặng mỉn cười.
Hùng: Vậy mẹ đồng ý cho con tham gia câu lạc bộ bóng đá rồi nhé. Con cảm ơn mẹ, ngày mai con sẽ nộp đơn xin tham gia câu lạc bộ.
b) Trao đổi về cách thương quyết
Phương pháp giải:
1. Nhớ lại và chia sẻ cuộc tranh biện, thương quyết mình đã tham gia.
2. Thảo luận nhóm về các lập luận và những điều cần lưu ý khi tranh biện.
3. Dựa vào đoạn đối thoại đưa ra cách thương quyết hiệu quả của Hùng đối với mẹ Hùng.
Lời giải chi tiết:
1. Em đã từng tranh biện với anh trai của mình về vấn đề mạng xã hội. Và để thuyết phục được anh trai em đã đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể và giải thích một các rõ ràng nhất để bảo vệ quan điểm của mình.
2. Chủ đề tranh biện: Vấn đề sử dụng điện thoại trong giới trẻ hiện nay
3.
a) Bạn đã ngồi nói chuyện với mẹ một cách nghiêm túc và nói cho mẹ nghe về lợi ích của việc tham gia Câu lạc bộ Bóng đá.
Việc tham gia Câu lạc bộ Bóng đá cũng sẽ không ảnh hưởng tới việc học của bạn Hùng
Và Hùng hứa vẫn sẽ chăm chỉ học hành.
b) Cách thương quyết có hiệu quả:
- Tự tin chia sẻ mong muốn, quan điểm của bản thân mình.
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người.
- Đưa ra những lý lẽ dẫn chứng bảo vệ quan điểm.
- Nếu có mâu thuẫn tìm cách giải quyết hợp lí và có sự thống nhất 2 bên.
Hoạt động 2
1. Thực hành tranh biện về quan điểm: "Thức khuya chơi điện tử có hại cho sự phát triển của bản thân"
2. Thực hành thương thuyết trong tình huống sau:
Tình huống: Lớp em chuẩn bị đi dã ngoại ở một địa điểm cách trường khảng 10km. Một số bạn đề nghị thuê ô tô đi nhanh và an toàn, trong khi một số bạn khác lại muốn đi bằng xe đạp để tiết kiệm chi phí.
Phương pháp giải:
1. Dựa vào kiến thức để đưa ra được những quan điểm về vấn đề trên
2. Dựa vào kiến thức để giải quyết tình huống.
Lời giải chi tiết:
1. Một số quan điểm có thể tham khảo để thuyết phục có hiệu quả:
- Chơi game để giải trí, xả stress là không xấu nhưng thường xuyên thức khuya chơi điện tử, cày game có tác động rất xấu đến sức khỏe.
- Thức khuya chơi game có thể làm suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt.
- Thức khuya làm ảnh hưởng thị giác, thính giác và taamm lý rất lớn.
- Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ...
2. Em sẽ thuyết phục các bạn nên đi xe ô tô vì đi ô tô vừa an toàn, cũng tiết kiệm mà quan trọng hơn là đi oto mọi người có thể giao lưu, nói chuyện cùng nhau trên oto, tăng tình đoàn kết, gắn kết với nhau hơn. Chuyến đi sẽ vui vẻ, ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
Hoạt động 3
1. Chia sẻ những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân khi tham gia tranh biện, thương thuyết.
2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
Phương pháp giải:
1. Bằng năng lực bản thân tự tin chia sẻ điểm mạnh, hạn chế khả năng tranh biện, thương quyết.
2. Từ kinh nghiệm bản thân đưa ra ý kiến đề xuất
Lời giải chi tiết:
1.
- Điểm mạnh: Tự tin nêu quan điểm, ý kiến của mình, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.
- Điểm yếu: Đôi khi chưa mạnh dạn khi đứng trước đông người...
2. Biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương quyết:
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết trong buổi tranh biện, thương quyết đó.
- Có tư duy logic để phản biện lại
- Luôn tự tin đứng trước đám đông và luyện tập.
- Rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi lần tranh biện.
Hoạt động 4
- Thực hiện các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương quyết của bản thân.
- Ghi lại và chia sẻ kết quả sự tiến bộ của em sau mỗi lần tranh biện, thương quyết.
Phương pháp giải:
Đưa ra các biện pháp rèn luyện và thực hiện các biện pháp đó.
Lời giải chi tiết:
- Rèn luyện tư duy logic
- Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm, lí lẽ
- Luyện tập trước khi tranh biện
- Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện.
Đánh giá chủ đề 2
- Nhận diện được ít nhất 3 nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
- Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
- Xác định được ít nhất 2 điểm mạnh và 2 điểm hạn chế của bản thân về khả năng tranh biện, thương quyết để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
Lời giải chi tiết:
- Nhận diện được ít nhất 3 nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
Ví dụ: vui vẻ, hòa đồng, lạnh lùng,...
- Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
Ví dụ: buồn, lo lắng => vui vẻ, suy nghĩa lạc quan, tích cực hơn,...
- Xác định được ít nhất 2 điểm mạnh và 2 điểm hạn chế của bản thân về khả năng tranh biện, thương quyết để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
Ví dụ:
+ Ưu điểm: Tự tin, tư duy logic, thẳng thắn,...
+ Hạn chế: Thiếu tập trung, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông....
Chương 8: Sinh vật và môi trường
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 8 TẬP 2
Chủ đề 3. Sống có trách nhiệm
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Chủ đề 2. Thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người