Câu 1
Câu 1 (trang 18 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên - dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
Phương pháp giải:
Thành phần gọi - đáp cũng như từ dùng để gọi, để đáp thường đứng đầu câu. Xác định kiểu quan hệ giữa người gọi (bà cụ hàng xóm) với người đáp (chị Dậu).
Lời giải chi tiết:
Các thành phần gọi đáp: này (để gọi), vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên - dưới và là quan hệ thân mật.
Câu 2
Câu 2 (trang 19 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai.
Phương pháp giải:
Thành phần gọi đáp ở đây cũng đứng đầu câu. Nó có hướng đến một người cụ thể nào không?
Lời giải chi tiết:
- Thành phần gọi đáp trong câu ca dao là: này (để gọi), vâng (để đáp).
- Lời gọi đáp đó hướng đến quan hệ trên dưới, là quan hệ thân mật.
Câu 3
Câu 3 (trang 19 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì.
Phương pháp giải:
Thành phần phụ chú được đánh dấu trong câu bằng các dấu câu. Về công dụng, TPPC giải thích hoặc nêu tình cảm, thái độ của người nói.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Câu 4 (trang 19 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.
Phương pháp giải:
Xem lại gợi ý ở bài tập 3.
Lời giải chi tiết:
a) Kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa nay bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).
c) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai).
d) Có ai ngờ (cho thấy thái độ, ngạc nhiên của người nói - nhân vật “tôi") và thương thương quá đi thôi (cho thấy tình cảm mến thương của người nói - nhân vật “tôi").
Câu 5
Câu 5 (trang 19 VBT Ngữ văn 9, tập 2)
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Phương pháp giải:
Về nội dung của đoạn văn, tham khảo bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan để tìm ý. Trong đoạn văn, cần có ít nhất một câu chứa thành phần phụ chú.
Lời giải chi tiết:
Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.
Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đề thi vào 10 môn Anh Đắk Lắk
Đề thi vào 10 môn Văn Vĩnh Phúc
Unit 3: Teen stress and pressure
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG