Câu 1
Câu 1 (trang 115 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Tìm những từ ngữ địa phương trong phương ngữ mà em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa theo mẫu trong SGK, tìm những từ ngữ thích hợp điền vào bảng.
Lời giải chi tiết:
a. Những từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng,... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân là:
- Móm: lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.
- Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh
- Đước: cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, có rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.
b. Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân:
Phương ngữ Bắc Bộ | Phương ngữ Trung Bộ | Phương ngữ Nam Bộ |
Mẹ, u | Mạ | Má |
Thầy, cha, bố | Bọ | Tía, ba |
Giả vờ | Giả đò | Giả đò |
c. Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân:
+ Hòm trong phương ngữ Bắc Bộ chỉ một thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kín,
+ Hòm trong phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết).
Câu 2
Câu 2 (trang 116 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền ở đất nước ta như thế nào?
Phương pháp giải:
Em cần nêu những hiểu biết về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta.
Lời giải chi tiết:
- Có những từ ngữ địa phương như trong phần 1.a vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở phương khác.
- Điều đó cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về các điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán,...
Câu 3
Câu 3 (trang 116 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Những từ ngữ nào và cách hiểu nào được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
Phương pháp giải:
Phương ngữ lấy làm chuẩn được coi là ngôn ngữ toàn dân. Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới chọn tiếng thủ đô làm cơ sở chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân.
Lời giải chi tiết:
Phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt là phương ngữ (trong phương ngữ Bắc có tiếng Hà Nội). Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều lấy phương ngữ có tiếng của thủ đô làm chuẩn cho ngôn toàn dân.
Câu 4
Câu 4 (trang 116 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ vào chủ đề, hình ảnh, nhân vật trong đoạn trích, nêu tác dụng của từ ngữ địa phương và chỉ ra nguồn gốc của các từ ngữ đó.
Lời giải chi tiết:
- Các từ địa phương trong đoạn trích: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ
- Các từ địa phương trong đoạn trích thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng miền Bắc Trung Bộ.
- Việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong đoạn trích có tác dụng khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.
Tải 20 đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Anh 9 mới
Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 9
CHƯƠNG II. ĐƯỜNG TRÒN
Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên