Đề bài
Câu 1: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để:
A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách
C. đọc kết quả đo chính xác D. đặt vật đo đúng cách
Câu 2: Tên của loại cân trong hình vẽ là gì?
A. Cân lò xo B. Cân đòn C. Cân đồng hồ D. Cân Ro-bec-van
Câu 3: Biểu thức nào sau đây là đúng khi biến đổi nhiệt độ từ thang Celcius sang thang Kenvin?
A. K = t (oC) - 273
B. K = t (oC) + 273
C. K =
D. K = 2.t(oC) + 273
Câu 4: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:
A. tuần B. ngày C. giây D. giờ
Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
A. Không hiệu chỉnh đồng hồ B. Đặt mắt nhìn lệch
C. Đọc kết quả chậm D. Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 6: Chọn phương án sai:
A. 1µm = 0,000001m B. 1Ao = 0,0000000001m
C. 1nm = 0,000000001m D. 1ly = 946,073 triệu tỉ năm
Câu 7: Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?
A. 24 kg B. 20 kg 10 lạng C. 22 kg D. 20 kg 20 lạng
Câu 8: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T, con số 10T này là:
A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.
B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu
C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu
D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu
Câu 9: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Hà Nội là: Nhiệt độ từ 19oC đến 28oC. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kenvin?
A. Nhiệt độ từ 66,2oK đến 82,4oK B. Nhiệt độ từ 292oK đến 300oK
C. Nhiệt độ từ 292oK đến 301oK D. Nhiệt độ từ 66,4oK đến 82,2oK
Câu 10: An nói rằng “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi mới dùng”. Nói như thế có đúng không?
A. Đúng B. Sai
C. Còn tùy vào đối tượng cần đo D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận
Đáp án
1. A | 2. B | 3. B | 4. C | 5. D |
6. C | 7. A | 8. B | 9. C | 10. B |
Câu 1:
Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để: A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách C. đọc kết quả đo chính xác D. đặt vật đo đúng cách |
Lời giải chi tiết:
Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để lựa chọn thước đo phù hợp với vật cần đo.
Đáp án A.
Câu 2:
Tên của loại cân trong hình vẽ là gì?
A. Cân lò xo B. Cân đòn C. Cân đồng hồ D. Cân Ro-bec-van |
Lời giải chi tiết:
Loại cân trong hình vẽ có tên là Cân đòn.
Đáp án B.
Câu 3:
Biểu thức nào sau đây là đúng khi biến đổi nhiệt độ từ thang Celcius sang thang Kenvin? A. K = t (oC) - 273 B. K = t (oC) + 273 C. K = D. K = 2.t(oC) + 273 |
Lời giải chi tiết:
Biểu thức biến đổi nhiệt độ từ thang Celcius sang thang Kenvin: K = t (oC) + 273.
Đáp án B.
Câu 4:
Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là: A. tuần B. ngày C. giây D. giờ |
Lời giải chi tiết:
Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.
Đáp án C.
Câu 5:
Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động? A. Không hiệu chỉnh đồng hồ B. Đặt mắt nhìn lệch C. Đọc kết quả chậm D. Cả ba nguyên nhân trên. |
Lời giải chi tiết:
Không hiệu chỉnh đồng hồ sẽ dẫn đến kết quả đo bị sai.
Đặt mắt nhìn lệch sẽ dẫn đến đọc kết quả đo lệch.
Đọc kết quả chậm sẽ dẫn đến bị sai kết quả.
Đáp án D.
Câu 6:
Chọn phương án sai: A. 1µm = 0,000001m B. 1Ao = 0,0000000001m C. 1nm = 0,000000001m D. 1ly = 946,073 triệu tỉ năm |
Lời giải chi tiết:
1 ly = 946073 triệu tỉ năm.
Đáp án D.
Câu 7:
Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu? A. 24 kg B. 20 kg 10 lạng C. 22 kg D. 20 kg 20 lạng |
Phương pháp giải:
1 lạng = 0,1 kg
Lời giải chi tiết:
Ban đầu mỗi túi có 1 kg đường => 20 túi có 20 kg đường.
Cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa => Tổng khối lượng đường cho thêm là: 40 lạng = 4 kg.
Vậy khối lượng của 20 túi đường sau khi cho thêm là: 20 + 4 = 24 (kg).
Đáp án A.
Câu 8:
Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T, con số 10T này là: A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu |
Lời giải chi tiết:
Con số 10T ở biển báo này có ý nghĩa: Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu
Đáp án B.
Câu 9:
Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Hà Nội là: Nhiệt độ từ 19oC đến 28oC. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kenvin? A. Nhiệt độ từ 66,2oK đến 82,4oK B. Nhiệt độ từ 292oK đến 300oK C. Nhiệt độ từ 292oK đến 301oK D. Nhiệt độ từ 66,4oK đến 82,2oK |
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: t (oC) = T(K) - 273
Lời giải chi tiết:
Ta có:
19oC = 19 + 273 = 292K
28oC = 28 + 273 = 301K
Đáp án C.
Câu 10:
An nói rằng “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi mới dùng”. Nói như thế có đúng không? A. Đúng B. Sai C. Còn tùy vào đối tượng cần đo D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận |
Phương pháp giải:
Xác định giới hạn đo của nhiệt kế y tế.
Lời giải chi tiết:
An nói như vậy là sai vì nhiệt kế thường chỉ đo nhiệt độ tối đa 42oC, nếu nhúng vào nước sôi quá 100oC nhiệt kế sẽ bị hư.
Đáp án B.
Đề thi giữa kì 1
Đề thi giữa học kì 1
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Unit 1. My New School
BÀI 9
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6