Đề bài
Câu 1: Đâu không phải tính chất của thực phẩm:
A. Đa dạng B. Dễ bị hỏng
C. Không có hạn sử dụng D. Dễ bị biến đổi
Câu 2: Nhiên liệu dùng cho ô tô là:
A. Xăng B. Dầu
C. Diesel sinh học D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?
A. Phơi củi cho thật khô
B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy
C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt
D. Chẻ nhỏ củi
Câu 4: Quặng bauxite (chứa nhôm oxide) dùng để sản xuất:
A. phân lân B. nhôm C. gang, thép D. sắt
Câu 5: Mô hình 3R có ý nghĩa gì?
A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm
B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
Câu 6: Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?
A. Gỗ B. Bông C. Dầu thô D. Nông sản
Câu 7: Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng?
A. Vì nhôm dẻo, nhẹ hơn đồng. B. Vì nhôm nhẹ hơn đồng, giá thành rẻ
C. Vì nhôm dẻo, giá thành rẻ D. Vì nhôm có giá rẻ hơn đồng.
Câu 8: Một mol khí etilen cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt 1423 kJ. Vậy 0,2 mol etilen tỏa ra một lượng nhiệt Q là bao nhiêu kJ?
A. 7115 kJ. B. 246,8kJ C. 264,8 kJ D. 284,6 kJ
Câu 9: Tại sao gió thổi mạnh vào ngọn nến thì ngọn nến tắt ngay?
A. Gió thổi tạt hết oxygen, thiếu oxygen nên ngọn nến tắt.
B. Gió thổi mạnh làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến tắt.
C. Gió thổi mạnh làm ngọn nến yếu dần nên tắt
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là
A. Thực phẩm quá hạn sử dụng
B. Thực phẩm nhiễm khuẩn
C. Thực phẩm được chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh
D. Các đáp án trên đều đúng
Đáp án
1. C | 2. D | 3. C | 4. B | 5. B |
6. C | 7. B | 8. D | 9. B | 10. D |
Câu 1:
Đâu không phải tính chất của thực phẩm: A. Đa dạng B. Dễ bị hỏng C. Không có hạn sử dụng D. Dễ bị biến đổi |
Lời giải chi tiết:
Thực phẩm rất đa dạng.
Dễ bị hỏng và biến đổi do nấm và vi khuẩn trong không khí sẽ phân hủy lương thực – thực phẩm nếu chúng không được bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách.
Đáp án C.
Câu 2:
Nhiên liệu dùng cho ô tô là: A. Xăng B. Dầu C. Diesel sinh học D. Tất cả các đáp án trên |
Lời giải chi tiết:
Nhiên liệu dùng cho ô tô là xăng, dầu, diesel sinh học …
Đáp án D.
Câu 3:
Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt D. Chẻ nhỏ củi |
Lời giải chi tiết:
Để củi dễ cháy, không nên xếp củi chồng lên nhau.
Đáp án C.
Câu 4:
Quặng bauxite (chứa nhôm oxide) dùng để sản xuất: A. phân lân B. nhôm C. gang, thép D. sắt |
Lời giải chi tiết:
Quặng bauxite (chứa nhôm oxide) dùng để sản xuất nhôm – một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô tô …
Đáp án B.
Câu 5:
Mô hình 3R có ý nghĩa gì? A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường. D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. |
Lời giải chi tiết:
3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle. Dịch sang tiếng việt gọi là 3T: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế hay giảm thiểu – tái chế - tái sử dụng.
Đáp án B.
Câu 6:
Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A. Gỗ B. Bông C. Dầu thô D. Nông sản |
Lời giải chi tiết:
Dầu thô là nguyên liệu không thể tái sinh.
Đáp án C.
Câu 7:
Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng? A. Vì nhôm dẻo, nhẹ hơn đồng. B. Vì nhôm nhẹ hơn đồng, giá thành rẻ C. Vì nhôm dẻo, giá thành rẻ D. Vì nhôm có giá rẻ hơn đồng. |
Lời giải chi tiết:
Dây điện cao thế thường sử dụng nhôm vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cho cột đỡ gãy. Ngoài ra giá nhôm cũng rẻ hơn so với đồng.
Đáp án B.
Câu 8:
Một mol khí etilen cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt 1423 kJ. Vậy 0,2 mol etilen tỏa ra một lượng nhiệt Q là bao nhiêu kJ? A. 7115 kJ. B. 246,8kJ C. 264,8 kJ D. 284,6 kJ |
Lời giải chi tiết:
1 mol etilen tạo ra 1423 kJ.
0,2 mol etilen tạo ra 284,6 kJ.
Đáp án D.
Câu 9:
Tại sao gió thổi mạnh vào ngọn nến thì ngọn nến tắt ngay? A. Gió thổi tạt hết oxygen, thiếu oxygen nên ngọn nến tắt. B. Gió thổi mạnh làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến tắt. C. Gió thổi mạnh làm ngọn nến yếu dần nên tắt D. Tất cả các đáp án trên. |
Lời giải chi tiết:
Khi gió thổi mạnh vào ngọn nến, nó làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến sé tắt.
Đáp án B.
Câu 10:
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là A. Thực phẩm quá hạn sử dụng B. Thực phẩm nhiễm khuẩn C. Thực phẩm được chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh D. Các đáp án trên đều đúng |
Lời giải chi tiết:
Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là:
Thực phẩm quá hạn sử dụng;
Thực phẩm nhiễm khuẩn;
Thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại;
Thực phẩm được chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh.
Đáp án D.
GIẢI TOÁN 6 SỐ VÀ ĐẠI SỐ TẬP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng
Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet
Unit: Hello!
GIẢI TOÁN 6 HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6