Đề thi
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“…Con còn nợ mẹ, nợ mẹ những luống rau
Thuở ngày xưa con còn trồng dang dở
Con nợ mẹ cả những bát cơm, tô phở
Đắp no lòng cho mẹ mỗi sớm mai.
Con cũng nợ mẹ cả những điều sai
Con đã làm mà không nghe lời mẹ
Con nợ mẹ cả một thời tuổi trẻ
Nợ cả cái hình hài đẹp đẽ hôm nay
Con nợ mẹ giọt nước mắt mỗi ngày
Đã rơi xuống để đời con bớt khổ
Nợ mẹ nếp nhăn, trưa hè nắng đổ
Nợ mái tóc phai màu, vết nứt nẻ bàn chân”
(Con nợ mẹ, Đặng Hải)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
1. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì?
A. Lục bát
B. Bốn chữ
C. Năm chữ
D. Tự do
2. Chủ đề của đoạn thơ là gì?
A. Tình cảm gia đình
B. Tình yêu quê hương đất nước
C. Tình yêu thiên nhiên
D. Tình mẫu tử
3. Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên là;
A. Điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ
B. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
C. Liệt kê, nói giảm nói tránh
D. Liệt kê, nói quá
4. Tình cảm nổi bật nhất của tác giả tron đoạn thơ là gì?
A. Biết ơn mẹ
B. Thương mẹ
C. Con nợ mẹ
D. Kính trọng mẹ
Câu 2 (0.5 điểm): Người con trong đoạn thơ cảm thấy mình nợ mẹ những gì?
Câu 3 (0.5 điểm): Hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
Con nợ mẹ giọt nước mắt mỗi ngày
Đã rơi xuống để đời con bớt khổ
Câu 4 (1 điểm): Thông điệp của đoạn thơ muốn gửi tới chúng ta là gì?
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta.
Câu 2 (5 điểm): Kể lại bằng lời văn của em câu chuyện Thánh Gióng.
Đáp án
Phần I:
Câu 1:
1. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì? A. Lục bát B. Bốn chữ C. Năm chữ D. Tự do |
Phương pháp giải:
Chú ý số dòng, số tiếng trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ tự do
=> Đáp án: D
2. Chủ đề của đoạn thơ là gì? A. Tình cảm gia đình B. Tình yêu quê hương đất nước C. Tình yêu thiên nhiên D. Tình mẫu tử |
Phương pháp giải:
Từ nội dung đoạn thơ rút ra chủ đề
Lời giải chi tiết:
Chủ đề của đoạn thơ viết về tình mẫu tử
=> Đáp án: D
3. Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên là; A. Điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ B. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ C. Liệt kê, nói giảm nói tránh D. Liệt kê, nói quá |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên là: điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ
=> Đáp án: A
4. Tình cảm nổi bật nhất của tác giả trong đoạn thơ là gì? A. Biết ơn mẹ B. Thương mẹ C. Con nợ mẹ D. Kính trọng mẹ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ rút ra tình cảm của tác giả
Lời giải chi tiết:
Tình cảm nổi bật nhất của tác giả trong đoạn thơ là: con biết ơn mẹ
=> Đáp án: C
Câu 2:
Người con trong đoạn thơ cảm thấy mình nợ mẹ những gì? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Người con trong đoạn thơ cảm thấy mình nợ mẹ: nợ luống rau, bát cơm, tô phở, những điều sai, nợ thời tuổi trẻ, nợ hình hài, nợ giọt nước mắt, nếp nhăn, mái tóc phai màu, bàn chân nứt nẻ
Câu 3:
Hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Con nợ mẹ giọt nước mắt mỗi ngày Đã rơi xuống để đời con bớt khổ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, xác định biện pháp tu từ được sử dụng
Lời giải chi tiết:
Câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: hình ảnh giọt nước mắt biểu tượng cho tình yêu thương, sự tần tảo hy sinh của mẹ dành cho con để cuộc sống của con bớt khổ cực.
Câu 4:
Thông điệp của đoạn thơ muốn gửi tới chúng ta là gì? |
Phương pháp giải:
Từ nội dung bài thơ rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Một thông điệp đoạn thơ tuy nhẹ nhàn nhưng thấm thía, ai trong chúng ta đều cảm thấy thương cha mẹ vô cùng. Những ai còn mẹ, những ai còn cha, những ai còn cả cha lẫn mẹ xin hãy trân trọng những gì mình đang có, xin đừng làm đau lòng các đấng sinh thành dù chỉ là một điều gì đó rất nhỏ. Hãy nhớ là hai từ thiêng liêng “cha, mẹ” không phải ai cũng may mắn được thốt lên. Trong thẳm sâu trong tâm hồn ta, ơn cha nghĩa mẹ không ai có thể phủ nhận. Công ơn này không thể nào chúng ta có thể đền đáp hết, không thể nào chúng ta hiểu được cha mẹ đã thương ta đến mức độ nào.
Phần II:
Câu 1:
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta. |
Phương pháp giải:
Đảm bảo thể thức của đoạn văn
Xác định đúng nội dung đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Bài văn tham khảo:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không những là một truyền thống quý báu mà còn là một sức mạnh vô cùng to lớn, sức mạnh đó được thể hiện rất rõ khi Tổ quốc lâm nguy – khó khăn. Sức mạnh đó chính là sự đoàn kết, đồng lòng của toàn thể nhân dân. Từ Bà Trưng Bà Triệu đến Quang Trung – Nguyễn Huệ, và gần nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tinh thần yêu nước ấy lan truyền và được nhân dân ta tiếp nhận cho đến ngày hôm nay. Bao người dân Việt Nam vẫn giữ vững những truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn. Tinh thần yêu nước theo dòng chảy lịch sử, mãi mãi len lỏi vào sâu thẳm tâm hồng những người Việt. Dù thời chiến cũng như thời bình, tinh thần yêu nước vẫn như ngọn đuốc sáng ngời soi rọi mọi nẻo đường cho dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
Kể lại bằng lời văn của em câu chuyện Thánh Gióng. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung, cốt truyện Thánh Gióng và kể lại văn bản
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài: Dẫn dắt vào câu chuyện
2. Thân bài
a. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng
- Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng.
- Hai ông bà đã già, ăn ở phúc hậu nhưng vẫn chưa có con
- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai
- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai
- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi
b. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi
- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài
- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt
- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú
c. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời
- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến
- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận
- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc
- Đuối giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại cùng ngựa bay lên trời
- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ
3. Kết bài
- Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua
- Suy nghĩ của em về công lao của anh hùng Gióng cũng như ông cha trong việc dựng nước và giữ nước
- Nhận thức và hành động của bản thân để giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu trên
SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CTST CHI TIẾT
BÀI 5
Unit 0. My world
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Chủ đề 6. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6