1. Đề thi học kì 1 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 1 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 1 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 1 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 1 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 1 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 1 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 1 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 1 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 1 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 cánh diều
Đề thi
Đề thi
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỷ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng thu, con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mỹ – ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu
Tôi cúi xuống nhìn anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng)
Câu 1 (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Miêu tả
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ nhất số nhiều
D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
Câu 3 (0.5 điểm): Trong câu “Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa”, tác giả sử dụng mấy số từ?
A. 1 số từ
B. 2 số từ
C. 3 số từ
D. 4 số từ
Câu 4 (0.5 điểm): Cây lược được nhắc đến trong đoạn trích có ý nghĩa biểu trưng cho điều gì?
A. Là kỉ vật thiêng liêng biểu trưng cho tình phụ tử
B. Là món quà ân tình của ông Sáu dành tặng con gái
C. Là biểu trưng cho nghĩa tình đồng đội giữa người kể chuyện và ông Sáu
D. Là cây lược làm bằng ngà voi vô cùng quý hiếm
Câu 5 (0.5 điểm): “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.”
Câu văn trên thể hiện nội dung gì?
A. Thể hiện tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
B. Phản ánh sự khốc liệt của chiến trang thời chống Mỹ của nhân dân miền Nam
C. Thể hiện nỗi đau đớn của ông Sáu khi bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực
D. Diễn tả xúc động hành động trao gửi chiếc lược ngà của ông Sáu cho nhân vật “tôi” trước giờ phút hi sinh
Câu 6 (0.5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Người kể chuyện là đồng đội của ông Sáu, là người chứng kiến các sự việc xoay quanh tình cảm của cha con ông Sáu nên kể lại câu chuyện một cách chân thực, cảm động. Em có đồng tình với ý kiến đó không?
A. Đồng tình
B. Không đồng tinh
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nhân vật người cha (ông Sáu) trong đoạn trích trên được tác giả thể hiện bằng nhiều chi tiết đặc sắc, cảm động. Em hãy lựa chọn và nêu cảm nhận về một trong các chi tiết ấy
Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ
Đáp án
Đáp án
Phần I:
Câu 1:
Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. A. Nghị luận B. Biểu cảm C. Tự sự D. Miêu tả |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn, xác định ngôn ngữ, lời kể
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 2:
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn, xác định ngôn ngữ, lời kể
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 3:
Trong câu “Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa”, tác giả sử dụng mấy số từ? A. 1 số từ B. 2 số từ C. 3 số từ D. 4 số từ |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức số từ
Lời giải chi tiết:
Các số từ là: Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa
=> Đáp án: C
Câu 4:
Cây lược được nhắc đến trong đoạn trích có ý nghĩa biểu trưng cho điều gì? A. Là kỉ vật thiêng liêng biểu trưng cho tình phụ tử B. Là món quà ân tình của ông Sáu dành tặng con gái C. Là biểu trưng cho nghĩa tình đồng đội giữa người kể chuyện và ông Sáu D. Là cây lược làm bằng ngà voi vô cùng quý hiếm |
Phương pháp giải:
Xác định ý nghĩa của cây lược
Lời giải chi tiết:
Cây lược là kỉ vật thiêng liêng biểu trưng cho tình phụ tử
=> Đáp án: A
Câu 5:
“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.” Câu văn trên thể hiện nội dung gì? A. Thể hiện nỗi đau đớn của ông Sáu khi bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực B. Phản ánh sự khốc liệt của chiến trang thời chống Mỹ của nhân dân miền Nam C. Thể hiện tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh D. Diễn tả xúc động hành động trao gửi chiếc lược ngà của ông Sáu cho nhân vật “tôi” trước giờ phút hi sinh |
Phương pháp giải:
Đọc và xác định nội dung
Lời giải chi tiết:
Câu văn trên thể hiện tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
=> Đáp án: C
Câu 6:
Có ý kiến cho rằng: Người kể chuyện là đồng đội của ông Sáu, là người chứng kiến các sự việc xoay quanh tình cảm của cha con ông Sáu nên kể lại câu chuyện một cách chân thực, cảm động. Em có đồng tình với ý kiến đó không? A. Đồng tình B. Không đồng tinh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Em đồng tình với ý kiến đó
=> Đáp án: A
Phần II:
Câu 1:
Nhân vật người cha (ông Sáu) trong đoạn trích trên được tác giả thể hiện bằng nhiều chi tiết đặc sắc, cảm động. Em hãy lựa chọn và nêu cảm nhận về một trong các chi tiết ấy. |
Phương pháp giải:
Chọn một trong những chi tiết mà em yêu thích và nêu cảm nhận
Lời giải chi tiết:
Gợi ý những chi tiết sau:
- Tất cả nỗi nhớ mong, tình yêu con xen cả nỗi hối hận (một lần đánh con) đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện chân thực, cảm động trong đoạn trích. Qua đó cho thấy ông Sáu là người cha yêu thương con sâu nặng, thiết tha.
- Cách ông Sáu làm chiếc lược ngà, ghi trên sống lưng lược dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” và mỗi khi nhớ con, ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc của mình cho cây lược thêm bóng, thêm mượt đã thể hiện được tình cảm ấm nồng, sâu nặng của người cha cách mạng dành cho con gái khiến người đọc vô cùng xúc động.
- Chi tiết cuối cùng của đoạn trích là bài ca bất tử về tình phụ tử của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Chi tiết này cũng khẳng định một chân lí có ý nghĩa vô cùng sâu sắc: Bom đạn chiến tranh có thể hủy diệt thể xác con người nhưng không thể giết chết tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt.
Câu 2:
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ. |
Phương pháp giải:
Nêu cảm nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.
Bài 9
Bài 5: Màu sắc trăm miền
Chương V. Ánh sáng
Review (Units 1 - 3)
Chương 5: Thu thập và biểu diễn dữ liệu
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7