Câu 1:
Mạnh dạn suy nghĩ tìm cách làm bài tập hay nhất, cách giải bài toán hợp lí nhất. Say sưa tập xử lí các tình huống của cuộc sống, say sưa giải quyết những vấn đề khó, các bài toán, câu hỏi khó.
Câu 2:
Trước khi làm một việc gì, nên tự hỏi : Để làm gì ? Có khó khăn gì ? Khắc phục khó khăn đó như thế nào ? Không làm như thế có được không ? Có cách nào làm tốt hơn không ?
Câu 3:
Nên chống các thói quen xấu trong học tập như : thụ động nghe, lười suy nghĩ, nói theo người khác, học vẹt mà không hiểu được gì cả. Trong cuộc sống nên tránh các thói xấu : thiếu bền bỉ, thiếu nghị lực, dễ làm khó bỏ, bắt chước người khác mà chẳng hiểu tại sao ...
Câu 4:
Tìm những gương lao động năng động sáng tạo trong nước (anh hùng lao động, anh hùng quân đội, chiến sĩ thi đua, học sinh nghèo vượt khó học giỏi, tài năng trẻ trong thời kì đất nước đổi mới, học sinh thi Toán, Lí, Anh văn, Nga văn, Tin học, Cờ vua, Thể thao ...) và suy nghĩ tại sao những người ấy thành công trong hoạt động của mình ?
Trả lời:
- Anh Vũ Anh Đức, sinh năm 1981, làm việc tại Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan, Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro), với các sáng kiến “Hệ thống thiết bị đo độ lệch và phương vị giếng khoan liên tục đường kính 60mm” và “Cụm công trình các thiết bị phụ trợ trong dịch vụ Địa vật lý giếng khoan”
- Nguyễn Cảnh Hoàng (Nghệ An) xuất sắc giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế năm 2017.
- Dự án “Rô bốt hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân parkinson sử dụng công nghệ xử lý ảnh” của học sinh Vũ Hoàng Long, lớp 12A2, Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đã xuất sắc giành được Giải Ba tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) 2019.
Những người ấy thành công trong hoạt động của mình vì họ luôn tìm tòi học hỏi, siêng năng cần mẫn trong học tập, không ngừng vương lên và sáng tạo không ngừng nghỉ. Điều quan trọng nhất là họ có ý chí, dám nghĩ dám làm.
Câu 5:
Ghi nhớ danh ngôn :
"Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ. Đối với bất kì vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi "vì sao ?", đều phải suy nghĩ kĩ càng" (Hồ Chí Minh).
- "Trong khoa học không có con đường nào rộng rãi thênh thang, bằng phẳng cả, mà chỉ có những ai chịu khó trèo từng mỏm đá trên những nẻo đường gai góc, gập ghềnh mới có hi vọng đạt tới những đỉnh cao xán lạn của khoa học mà thôi".
(Các Mác)
- Cái khó ló cái khôn.
(Tục ngữ)
- Non cao cũng có đường trèo,
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
(Ca dao)
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Bài 34
Đề thi vào 10 môn Văn Gia Lai
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Bài 16