2. Nói quá

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6

Câu 1

Câu 1 (trang 79 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

a)                                                             Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Phương pháp giải:

Muốn tìm được biện pháp nói quá, em đọc kĩ từng ví dụ cho sẵn trong SGK, chú ý các từ ngữ thể hiện cách nói quá sự thật. Em gạch dưới các từ ngữ ấy. Sau đó giải thích nghĩa của biện pháp nói quá trong từng ví dụ.

Lời giải chi tiết:

a) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

=> Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b) Em có thể đi lên đến tận trời.

=> Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c) Thét ra lửa. 

=> Nói quá thể hiện nhân vật có quyền lực.

 

Câu 2

Câu 2 (trang 79 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.

a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/

c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/

d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/

e) Bọn giặc hoảng hốt /…/ mà chạy.

Phương pháp giải:

Ở từng chỗ trống trong câu, em lần lượt thử điền từng thành ngữ cho sẵn. Nếu tạo ra câu văn có nội dung hợp lí thì điền được.

Lời giải chi tiết:

Điền thành ngữ vào chỗ trống:

a. chó ăn đá gà ăn sỏi

b. bầm gan tím ruột.

c. ruột để ngoài da.

d. nở từng khúc ruột

e. vắt chân lên cổ

 

Câu 3

Câu 3 (trang 79 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Đặt câu với các thành ngữ  dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

Phương pháp giải:

Trước khi đặt câu, em tìm hiểu về từng thành ngữ. Trên cơ sở đó, em suy nghĩ về nội dung của câu sẽ đặt. Tham khảo câu sau: Nàng Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu với thành ngữ:

Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

- Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.

- Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.

- Bộ đội ta mình đồng da sắt.

- Bài toán này tớ nghĩ nát óc mà chưa giải được

 

Câu 4

Câu 4 (trang 80 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá

Phương pháp giải:

Dựa vào ví dụ mẫu, em tìm thêm 5 thành ngữ khác. Lưu ý: thành ngữ cần tìm có cấu trúc so sánh A như B, trong đó A là động từ. Tham khảo thêm một số ví dụ: chửi như tát nước vào mặt, khóc như mưa như gió, nắng như đổ lửa,...

Lời giải chi tiết:

Năm thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:

Kêu như trời đánh.

- Dữ như cọp.

Khỏe như voi.

Ăn như lợn.

Nhanh như chớp.

 

Câu 5

Câu 5 (trang 80 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.

Phương pháp giải:

Em có thể viết đoạn văn hoặc bài thơ nói về sức mạnh của tuổi trẻ, về ý chí và nghị lực của con người,... như Bác Hồ đã từng nói với các thanh niên:

             Không có việc gì khó

             Chỉ sợ lòng không bền

             Đào núi và lấp biển

             Quyết chí ắt làm nên.

Biện pháp nói quá được sử dụng ở đây nhằm nhấn mạnh, khẳng định những điều được nói tới trong đoạn văn, bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Một số bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp nói quá:

          Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

          Voi uống nước, nước sông phải cạn

          Đánh một trận sạch không kinh ngạc

          Đánh hai trận, tan tác chim muông.

 

Câu 6

Câu 6 (trang 81 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.

Phương pháp giải:

Để phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác, em tham khảo mấy gợi ý sau: 

- Nói quá và nói khoác giống nhau ở chỗ nào.

- Mục đích của nói quá và nói khoác khác nhau thế nào?

- Kết quả của việc sử dụng biện pháp tu từ nói quá và của việc nói khóac khác nhau thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác:

+ Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.

+ Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi