1. Phân tích nhân vật ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
2. Trước kia, vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối Tết
3. Phân tích bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên
4. Bằng hình thức đoạn văn, hãy nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ
5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Ông đồ
6. Viết đoạn văn phân tích cái hay của hình ảnh thơ: Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay
7. Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu
1. Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
2. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về người bà trong bài Tiếng gà trưa
3. Phân tích tác dụng của điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa
4. Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa.
5. Cảm nhận khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
6. Tình cảm quê hương trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Bài làm 1
Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân xa khi dừng chân bên thôn xóm bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc người chiến sĩ lại nhớ về kí ức và tuổi thơ đẹp đẽ bên người bà thân yêu. Tiếng gà trưa gợi lại bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu sống với tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, hình ảnh bà lo lắng khi trời rét lo cho đàn gà, gà mái mơ, ổ rơm hồng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng của bà, những hình ảnh trên đã sống lại trong người chiến sĩ về hình ảnh người bà thân yêu và hết mực yêu thương người cháu của mình. Người bà luôn chăm lo đàn gà, vất vả tần tảo sớm hôm để nuôi cháu trưởng thành như ngày hôm nay, trong lòng người cháu bỗng tuôn trào cảm xúc và sự biết ơn những hi sinh cao cả từ người bà thân yêu. Tiếng gà gáy và hình ảnh người bà đã thôi thúc và trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì lòng yêu đất nước, vì xóm làng thân thuộc, vì người bà và vì những kỉ niệm tuổi thờ đã từng gắn bó. Tiếng gà trưa lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, kể lại những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng, xúc động trong tâm hồn người đọc. Bài thơ cũng chính là tình yêu của người cháu đối với người bà, đồng thời là tình yêu làng xóm yêu quê hương đất nước của người cháu.
Bài làm 2
Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình cảm của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.
Bài làm 3
Có lẽ đi cùng với tuổi thơ của nhiều người. Từ trước đến nay, tiếng "bà" vẫn luôn là một tiếng nói hết sức bình dị và thân thương. Nó chan chứa nhiều loại cảm xúc, trìu mến, dịu dàng mà thấm đẫm trong tim của mỗi người đọc, mỗi người nghe. Bà vốn dĩ là một người rất đặc biệt. Người mang những giấc mơ của cháu qua tiếng quạt gió mát, bà mang theo ước mơ, theo hi vọng cho cháu qua từng câu chuyện cổ tích đầy mơ mộng nhưng cũng chất chứa bao nhiêu điều nhân văn. Mà sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh thì trong em lại còn gợi thêm một cảm xúc đặc biệt về bà. Tình cảm của bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng biết nhường nào! Bằng thể thơ tự do 5 chữ, tác giả cho em đi qua từng kỉ niệm đẹp về tình bà cháu của anh chiến sĩ và người bà của mình. Cho em thấy được lòng yêu nước nồng nàn của anh chiến sĩ. Dòng cảm xúc trong em lại càng ùa về khi từng câu chữ của bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu sống trong tình yêu thương tuy giản dị nhưng lại vô cùng to lớn của bà của người bà. Những lần bị bà la mắng "yêu" một cách chân thật, tuy mắng nhưng có thể thấy được rõ ràng hơn tình yêu của bà dành cho người cháu của mình. Qua từng nét miêu tả của Xuân Quỳnh, em lại càng thêm khâm phục những người chiến sĩ đã chiến đầu vì cách mạng và hơn nữa là những thanh âm kỉ niệm gợi lên trong em hình ảnh về tình bà cháu đẹp đẽ đến nao lòng.quả thật là một bài thơ giàu cảm xúc và dạt dào những tình cảm đáng quý
Chương 7: Biểu thức đại số
Chủ đề 4: Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình
Chương 4: Góc. Đường thẳng song song
Chủ đề 4: Ước mơ
Unit 3: Animals' magic
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7