SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều tập 2
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều tập 2

Trả lời câu hỏi Bài tập đọc hiểu: Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Trả lời câu hỏi 1 trang 32
Trả lời câu hỏi 2 trang 32
Trả lời câu hỏi 3 trang 32
Trả lời câu hỏi 4 trang 32
Trả lời câu hỏi 5 trang 32
Trả lời câu hỏi 6 trang 33
Trả lời câu hỏi 7 trang 33
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Trả lời câu hỏi 1 trang 32
Trả lời câu hỏi 2 trang 32
Trả lời câu hỏi 3 trang 32
Trả lời câu hỏi 4 trang 32
Trả lời câu hỏi 5 trang 32
Trả lời câu hỏi 6 trang 33
Trả lời câu hỏi 7 trang 33

Trả lời câu hỏi 1 trang 32

Nội dung câu hỏi: 

 Nhan đề của văn bản cho biết điều gì? Lựa chọn những phương án đúng.

A. Nội dung chính của bài thơ Nắng mới

B. Những giá trị tiêu biểu của bài thơ Nắng mới

C. Một số hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Nắng mới

D. Vấn đề nghị luận về bài thơ Nắng mới


Phương pháp giải:

Giải nghĩa nhan đề và chọn đáp án

 

Lời giải chi tiết:

Đáp án C, D

Trả lời câu hỏi 2 trang 32

Nội dung câu hỏi: 

 Trong phần (1), tác giả đã giới thiệu bài thơ Nắng mới bằng cách nào?

A. Từ mạch cảm xúc đến thời gian nghệ thuật

B. Từ chủ đề đến cấu tứ, giọng điệu của bài thơ

C. Từ đặc điểm của nhà thơ đến hình ảnh điển hình trong bài thơ

D. Từ thực tiễn chung của mọi người kết nối đến cái riêng của một người

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (1)

 

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Trả lời câu hỏi 3 trang 32

Nội dung câu hỏi: 

 (Câu hỏi 2, SGK) Hệ thống luận điểm của bài viết được triển khai như thế nào (chú ý tới nhan đề, bố cục bài viết, lí lẽ, bằng chứng được sử dụng cho từng luận điểm)?

 

Phương pháp giải:

 Đọc kĩ văn bản

 

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề bao quát nội dung toàn bài.

- Bố cục bài viết:

+ Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới.

+ Phần 2: Chi tiết "Nắng mới" và cái "áo đỏ" trong bài thơ Nắng mới.

+ Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới.

+ Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài.

Luận điểmLí lẽBằng chứng
Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ.

- Mô típ bài thơ.

- Chủ thể trong bài thơ.

Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.Thời điểm ấy.....mung lung đến thế.Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi."
Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ.Dáng vào ra của mẹ...đa cảm.

- Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa.

- So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm.

Trả lời câu hỏi 4 trang 32

Nội dung câu hỏi: 

 Phần (3) được tác giả lập luận theo cách nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song song

D. Phối hợp


 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (3)

 

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Trả lời câu hỏi 5 trang 32

Nội dung câu hỏi: 

 (Câu hỏi 3, SGK) Những nhận xét sau đây nói về cách thức thể hiện của văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới" của Lưu Trọng Lư là đúng hay sai? Vì sao?

a) Bố cục văn bản mạch lạc, lô gích, giúp người đọc tiện theo dõi

b) Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu)

c) Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm

d) Sử dụng đa dạng các phép tu từ tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính biểu cảm cho văn bản
 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 

Lời giải chi tiết:

a. Đúng. Bài chia làm các luận điểm cụ thể, lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ giúp người đọc dễ dàng theo dõi.

b. Đúng. Ở mỗi luận điểm, tác giả đều trích dẫn các câu thơ cụ thể và phân tích cúng nhằm làm sáng tỏ luận điểm. Trong mỗi bài luận điểm đều để ý phân tích các chi tiết, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.

c. Đúng. Có so sánh với thơ của Hoàng Cẩm.

d. Sai. Bài phân tích ít sử dụng các biện pháp tu từ.

Trả lời câu hỏi 6 trang 33

Nội dung câu hỏi: 

 Phần cuối của văn bản có câu: “Chính vì thế, Nắng mới gợi niềm đồng vọng sâu xa ở nhiều tâm hồn bạn đọc.”. Theo em hiểu, “niềm đồng vọng sâu xa” mà tác giả nói đến ở đây là gì?
 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần cuối

 

Lời giải chi tiết:

Cụm từ “niềm đồng vọng sâu xa” chính là khả năng khơi gợi sự đồng cảm trong tâm hồn bạn đọc, ở đây là nỗi niềm thương nhớ mẹ. Bài thơ Nắng mới gợi sự đồng cảm trong tâm hồn bạn đọc vì tình mẫu tử là tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, lắng đọng; hình ảnh mẹ luôn là hình ảnh gợi nhiều thương nhớ trong kí ức của những người con.

Trả lời câu hỏi 7 trang 33

Nội dung câu hỏi: 

 Hãy nêu đoạn văn mà em thích nhất trong bài và trình bày lí do yêu thích.

 

Phương pháp giải:

 Trả lời theo ý kiến cá nhân và lí giải

 

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn mà em yêu thích: “Đối với mỗi con người [...] trên mặt giấy”

→ Bởi vì chủ đề của bài thơ luôn là điều được bạn đọc quan tâm, bởi chủ đề chi phối đến mạch cảm xúc của tác giả, làm lan tỏa mạch cảm xúc đó đến người đọc. Từ đoạn đầu của văn bản có thể nắm bắt khái quát nội dung văn bản.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved