Câu 1
Câu 1 (trang 19 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau (Xem SGK tr. 26)
Phương pháp giải:
Em hãy đọc từng đoạn trích. Chú ý chủ đề chính của đoạn. Sau đó xem xét chủ đề đó đã được triển khai thành bao nhiêu ý, các ý được sắp xếp theo trình tự nào (theo thời gian, không gian, sự kết hợp thời gian và không gian, sự phát triển của sự việc, theo mạch suy luận,...)
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.
- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.
b. Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.
- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.
c. Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.
- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.
Câu 2
Câu 2 (trang 20 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Nếu phải trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?
Phương pháp giải:
Em có thể xem lại văn bản, tập trung chú ý vào lòng yêu thương sâu sắc của chú bé với mẹ và những biểu hiện cụ thể (khi nói chuyện với người cô, khi suy nghĩ về những cổ tục, khi ngồi trong lòng mẹ). Từ đó mà suy nghĩ về các ý cần triển khai và trình tự sắp xếp chúng.
Lời giải chi tiết:
Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày và sắp xếp chúng như sau:
- Nêu bật tình cảm, thái độ của chú bé Hồng khi nói chuyện (đối thoại) với bà cô về mẹ.
- Vì thương mẹ, bé Hồng ghét những hủ tục phong kiến vô lí. Nêu lên câu nói đầy căm phận với hủ tục đó.
- Vì nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ thường trực nên thoáng thấy bóng người trên xe kéo là bé Hồng chạy theo.
- Kể lại những phút bé Hồng sung sướng được ở bên mẹ.
Câu 3
Câu 3 (trang 20 VBT Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em cách sắp xếp đã hợp lí chưa, nếu chưa hợp lí thì sửa lại như thế nào?
Phương pháp giải:
Em xem lại các ý của bố cục. Chú ý rằng thông thường, trước khi chứng minh, người ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ. Vì thế phần giải thích đặt sau có hợp lí không? Giải thích cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từng vế một có hợp lí không? Khi chứng minh, phải theo một trình tự nhất định. Câu tục ngữ trên ra đời trước khi các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước. Vậy nên sắp xếp các ý ở phần chứng minh như thế nào cho phù hợp?
Lời giải chi tiết:
- Cách sắp xếp phần thân bài như trên là không hợp lý.
+ Trước hết, cần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
+ Sau đó chứng minh:
Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích ⟶ các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước ⟶ trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới. (trình bày theo trình tự thời gian)
Bài 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Phần Địa lí
Chủ đề 1. Giai điệu tuổi hồng
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo
Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8