Câu hỏi Luyện tập trang 27 SGK Đạo đức lớp 2

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 1
Bài 2
Bài 3

Bài 1

Bày tỏ ý kiến

Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây khi bị bắt nạt?

A. Im lặng không nói với ai.

B. Chia sẻ chuyện mình bị bắt nạt với người đáng tin.

C. Tìm sự giúp đỡ từ thầy cô, cha mẹ, bạn bè.

D. Bỏ chạy khỏi những người bắt nạt mình.

E. Hét to cho mọi người biết.

Phương pháp giải:

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

- Em không đồng tình với việc làm A. Vì nếu như khi bị bắt nạt mà im lặng thì sẽ không ai biết được tình hình hiện tại của em và họ sẽ không thể giúp đỡ. Em sẽ bị bắt nạt nhiều hơn, khiến cho bản thân càng trở nên sợ hãi, nhút nhát, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

- Em đồng tình với việc làm B. Vì khi em chia sẻ chuyện bị bắt nạt với người đáng tin cậy thì họ mới có thể hiểu rõ được vấn đề hiện tại em đang gặp phải và giúp đỡ em thoát khỏi tình huống bị người khác bắt nạt. Bản thân em sẽ cảm thấy yên tâm hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập.

- Em đồng tình với việc làm C. Vì thầy cô, cha mẹ, bạn bè là những người em quen biết, rất đáng tin cậy và họ có thể giúp em thoát khỏi tình trạng bị người khác bắt nạt, trêu chọc. Bản thân em sẽ cảm thấy yên tâm hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập.

- Em không đồng tình với việc làm D. Vì khi bị bắt nạt mà bỏ chạy khỏi những người bắt nạt mình thì họ sẽ vẫn tiếp tục đuổi theo em, thậm chí nếu như bắt được em thì cách thức bắt nạt của họ có thể sẽ nặng hơn lúc đầu. Việc làm này rất nguy hiểm, bản thân càng trở nên sợ hãi, nhút nhát, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

- Em đồng tình với việc làm D. Vì khi bị bắt nạt mà hét to lên thì mọi người xung quanh sẽ biết được rằng em đang bị bắt nạt và sẽ được nhiều người giúp đỡ. Những người bắt nạt khi nghe em hét to như vậy cũng sẽ trở nên sợ hãi và dừng ngay hành vi sai trái đó lại.

Bài 2

Xử lí tình huống

Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?

          Tình huống 1: Bị giật mũ                             Tình huống 2: Bị bắt nộp đồ chơi.

                      

                                           Tình huống 3: Bị các bạn không cho chơi cùng.

                                     

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1: Bị giật mũ.

 

Bạn nữ đang đứng trước cổng trường và bị ba bạn nam giật mũ. Trong trường hợp này, bạn nữ nên hét to cho mọi người xung quanh biết và nhờ họ giúp đỡ lấy lại mũ.

Tình huống 2: Bị bắt nộp đồ chơi.

Bạn nhỏ bị một nhóm bạn chặn ở cầu thang lên lớp và bắt giao nộp món đồ chơi mà bạn ấy rất yêu thích. Trong trường hợp này, bạn nhỏ nên hét to cho mọi người nghe thấy và đến giúp đỡ bạn lấy lại món đồ chơi. Nếu như lúc đó không có ai thì sau đó bạn nhỏ hãy đến gặp thầy, cô giáo, kể lại tình huống bị bắt nạt và nhờ thầy cô giúp đỡ.

Tình huống 3: Bị các bạn không cho chơi cùng.

Bạn nhỏ bị hai bạn nữ cùng lớp xa lánh, không cho chơi cùng. Trong trường hợp này, bạn nhỏ nên quan sát, tìm hiểu lí do tại sao các bạn không cho chơi cùng. Bạn nhỏ cũng có thể tâm sự vấn đề này với thầy, cô giáo để nhờ giúp đỡ, thiết lập mối quan hệ thân tình với các bạn khác.

Bài 3

Liên hệ

Kể lại một tình huống bị bắt nạt mà em biết. Khi đó, người bị bắt nạt đã tìm kiếm sự hỗ trợ như thế nào?

Phương pháp giải:

- Hồi tưởng.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Chào thầy / cô và các bạn. Sau đây, em xin được kể lại câu chuyện bị bắt nạt, trêu chọc của một người bạn thân của mình.

Bạn thân của em là Nhi. Trong một lần chúng em trò chuyện với nhau, em mới biết rõ về vấn đề bạn ấy đã gặp phải trước đây. Một lần trên đường đi học về, Nhi đã bị một nhóm anh chị lớp trên chặn đường trêu chọc, bắt bạn ấy đưa tiền hoặc một món đồ chơi giá trị nào đó. Nhi lúc này đã rất sợ hãi và khi về nhà đã đem chuyện này kể với bố mẹ. Bố mẹ bạn ấy khi biết rõ mọi chuyện đã chấn an tinh thần và ngày hôm sau cùng Nhi đến gặp nhóm người đó. Sau khi bị bố mẹ Nhi nhắc nhở và nếu như còn để việc này xảy ra nữa sẽ nói với nhà trường, nhóm đó đã sợ hãi, nhận lỗi và xin lỗi Nhi cùng bố mẹ bạn ấy. Từ đó, Nhi cũng không còn bị bắt nạt trên đường đi học về nữa.

Fqa.vn
Bình chọn:
4.7/5 (75 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved