- Chủ thể sản xuất: là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,...sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, sức lao động, tài nguyên,...tạo ra hàng hóa (sản phẩm, dịch vụ) cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần phải tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
- Chủ thể tiêu dùng: là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình. Chủ thể tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững.
Chủ thể tiêu dùng cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội; lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.
- Chủ thể trung gian: gồm những tổ chức cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế. Dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các cơ quan mua và bán, sản xuất và tiêu dùng,...giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả.
- Chủ thể Nhà nước: có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Unit 8: Ecology and the Environment
Chủ đề 2. Vai trò của sử học
Huyện đường
Chủ đề 1. Mô tả chuyển động
Unit 10: Lifestyles