Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 33 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em cùng các bạn tham gia trò chơi “Tiếp sức”: Kể tên các loại thuế có ở Việt Nam. Trong cùng một thời gian, đội nào kể được nhiều hơn sẽ chiến thắng.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân và cùng các bạn tham gia trò chơi tại lớp.
Lời giải chi tiết:
Các loại thuế có ở Việt Nam là:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế nhập khẩu
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tài nguyên
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp...
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi trang 33 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Ông X đã bán một căn nhà và phải nộp thuế 2% từ việc chuyển nhượng bất động sản đó theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
1. Vì sao ông X phải nộp thuế?
2. Ông X nộp thuế cho ai?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ trường hợp để trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
1. Vì thuế là khoản thu bắt buộc của nhà nước, mà ông X là chủ thể kinh tế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước vì ông X đã có đủ điều kiện nhất định.
2. Ông X phải nộp thuế cho nhà nước, ra các cơ quan có thẩm quyền để nộp.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi trang 34, 35 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp và quan sát sơ đồ sau để trả lời câu hỏi:
Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?
Phương pháp giải:
- Đọc các thông tin để hoàn thành bài tập.
- Chỉ ra được mục đích của việc thu thuế của Nhà nước.
Lời giải chi tiết:
- Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.
- Thuế là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.
- Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội
Khám phá 3
Trả lời câu hỏi trang 36 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Theo em, ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp X còn phải nộp loại thuế nào khác? Chia sẻ hiểu biết của em về những loại thuế đó.
Phương pháp giải:
Em đọc trường hợp và dựa vào hiểu biết của bản thân để nêu lên những loại thuế mà doanh nghiệp X phải nộp.
Lời giải chi tiết:
Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp X còn phải nộp:
+ Thuế trực thu: loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế: Thuế thu nhập cá nhân.
+ Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế tài nguyên
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Khám phá 4
Trả lời câu hỏi trang 37 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Vì sao nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân?
2. Hãy nêu ví dụ về một số quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.
Phương pháp giải:
- Em đọc các thông tin và giải thích được lí do công dân có quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế.
- Nêu được ví dụ về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.
Lời giải chi tiết:
1. Công dân có quyền lợi và nghĩa vụ phải nộp thuế vì đấy là nghĩa vụ của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Các khoản thu từ thuế vào ngân sách là để phục vụ lợi ích của công dân. Công dân nộp thuế để được hưởng lợi ích từ ngân sách nhà nước.
2. Ví dụ về một số quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.
- Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
- Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lí đối với số tiền không được hoàn.
- Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.
- Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
- Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi trang 37 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc các ý kiến và nêu lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
a. Đồng tình: vì đó là quyền và nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức chịu thuế.
b. Đồng tình: vì theo quy định của Luật (thuế TNCN) hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ (nếu có)… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.
c. Đồng tình: Căn cứ công thức tính thuế trên, lợi nhuận doanh nghiệp lỗ hay lãi theo số liệu kế toán chưa phản ánh được doanh nghiệp có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay không. Doanh nghiệp phải căn cứ vào thu nhập tính thuế để xác định.
d. Đồng tình. Vì theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
e. Đồng tình: Nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách một cách công bằng hợp lý: ai tiêu dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc không phải nộp thuế nếu không tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó. Hàng hóa bạn đưa ra này tuy là hàng hóa hiện đại cũng đánh dấu sự phát triển của kinh tế đất nước nhưng hàng hóa đó có nhiều thành tố cấu tạo nên sản phẩm thuộc đối tượng độc hại, rất khó phân hủy sau khi sử dụng như vậy sản phẩm có chứa những chất có hại đó sẽ phải chịu phí cao.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi trang 37 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy gọi tên loại thuế mà các chủ thể phải đóng và cho biết vai trò của thuế đó trong những trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các trường hợp và dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Anh X đã đóng thuế thu nhập cá nhân: làm tăng ngân sách nhà nước, điều tiết tiêu thụ giảm khoảng cách giàu nghèo, tăng trưởng nên kinh tế đất nước, đảm bảo nguồn thu nhập cá nhân là hợp lý.
b. Anh H đã đóng thuế thu nhập cá nhân: làm tăng ngân sách nhà nước, điều tiết tiêu thụ giảm khoảng cách giàu nghèo, tăng trưởng nên kinh tế đất nước, đảm bảo nguồn thu nhập cá nhân là hợp lý.
c. Thuế tiêu thụ đặc biệt: hàng hóa có nhiều thành tố cấu tạo nên sản phẩm thuộc đối tượng độc hại, rất khó phân hủy sau khi sử dụng như vậy sản phẩm có chứa những chất có hại đó sẽ phải chịu phí cao.
d. Thuế bảo vệ môi trường: Áp dụng chế độ ưu đãi thuế đối với những doanh nghiệp có hoạt động bảo vệ môi trường: Tập trung các biện pháp ưu đãi đối với thuế trực thu trong việc khuyến khích giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi trang 38 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em có nhận xét gì về các việc làm sau?
Phương pháp giải:
Em đọc các tình huống và nhận xét việc làm của các chủ thể trong tình huống.
Lời giải chi tiết:
a. Việc làm này là sai quy định của pháp luật bởi vì không kê khai đúng số thuế là hành vi gian lận, thiếu trung thực, có thể hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b. Việc làm trên là sai trái, là hành vi trốn thuế, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
c. Việc làm như vậy là không hợp lí.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi trang 38 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn sau đây:
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học để giải đáp các vấn đề.
Lời giải chi tiết:
a. Vì khoản thu vào ngân sách từ việc nộp thuế sẽ được dùng để phục vụ lợi ích của công dân. Sở dĩ có nhiều người trốn thuế vì họ chỉ nhìn đến cái lợi trước mắt, họ không hiểu rõ pháp luật.
b. Vì nó sẽ giúp cho giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, làm tăng trưởng đất nước, và chứng minh nguồn thu nhập của mình là hợp pháp.
c. Vì đang đánh bắt trên biển thuộc chủ quyền của quốc gia, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ an toàn, an ninh biển khi có cứ biến cố nào.
d. Các ca sĩ thu nhập từ năng khiếu của bản thân nhưng vẫn phải đóng tiền thuế thu nhập cá nhân vì đó nhiệm vụ của mỗi công dân
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi trang 38 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Hãy viết một bài tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức bài học và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài viết.
Lời giải chi tiết:
– Tuyên truyền cho người nộp thuế biết họ có quyền: Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; được yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật; Được hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Được ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; Được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật; Được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình; Được khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.
– Tuyên truyền cho người nộp thuế biết họ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, gồm: Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật; Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế; Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm; Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế; Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật; Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế; Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật; Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi trang 38 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy tìm hiểu và tự đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của những người thân trong gia đình em.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
- Gia đình em có bao nhiêu thành viên?
- Có bao nhiêu người trong gia đình đã đi làm?
- Những người đã đi làm phải đóng những thuế gì? Vì sao?
- Những người thân của em có thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế của mình không?
Unit 8: Ecotourism
Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10
Chương 1. Lịch sử và sử học, vai trò của sử học
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10