Đề bài
Đọc văn bản sau:
Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kỳ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông chợt thấy một căn lều rách nát. Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở một góc tối, có một cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có một giọt nước nào chảy ra cả.
Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy một cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: “Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này”.
Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào một tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất - rất nhiều nước.
Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn: nên mạo hiểm rót nước vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không...
Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước vào cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần… chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa… Dòng nước mát trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.
Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây. Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm một câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình: “Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận.”
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Từ câu chuyện truyện trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
a. Giải thích
- “Cho”: sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ trái tim con người.
- “Nhận”: là sự hưởng thụ, thừa hưởng những thành quả mang lại từ cuộc sống.
- “Cho” và “nhận” là mối quan hệ nhân quả.
- Tóm tắt được nội dung câu chuyện và lồng ý nghĩa của “cho” và “nhận”. Câu chuyện Cho và nhận kể về người đàn ông bị lạc trong sa mạc. Cuối cùng đã nhận được thành quả vì đã biết cho đi và không quên nhắn gửi thông điệp cho những người không may vướng vào hoàn cảnh như ông.
- Phân tích, chứng minhh, làm rõ những khía cạnh của vấn đề (kèm theo dẫn chứng minh họa từ câu chuyện và trong cuộc sống.
- Bình luận, đánh giá: Trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được sẻ chia. Khi chúng ta cho đi, chúng ta cũng sẽ nhận lại được những điều khác. “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” – Tố Hữu.
- Bác bỏ, phê phán:
+ Vẫn còn những kẻ chỉ lợi dụng việc cho và nhận vào mục đích bất chính.
+ Xã hội vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người chỉ biết “nhận” mà không biết “cho đi” – sống dựa vào người thân để rồi sống ích kỉ, vô cảm với chính đồng loại của mình.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
3. Kết bài
- Khẳng định vấn đề
- Liên hệ và mở rộng
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 – Hóa học 12
Chương 8. Nhận biết một số chất vô cơ
CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 12
Đề kiểm tra 15 phút