TỔNG HỢP CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
STT | Phong cách ngôn ngữ | Khái niệm | Đặc trưng | Phân loại |
1 | Sinh hoạt | Là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức | + Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp… + Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,.. + Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,… | - Dạng nói - Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,… |
2 | Nghệ thuật | Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương | + Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp… + Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc. + Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm. | - Dạng nói - Dạng viết |
3 | Chính luận | Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,… theo một quan điểm chính trị nhất định | – Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở – Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ – Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết | - Dạng nói - Dạng viết |
4 | Khoa học | Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lịnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học | - Tính khái quát, trừu tượng: dùng nhiều thuật ngữ khoa học, kết cấu văn bản mang tính khái quát - Tính lí trí, logic: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ, chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn, - Tính khách quan, phi cá thể: Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hòa, ít cảm xúc, khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân
| - Dạng viết: sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ… - Dạng nói: yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương |
Tải 5 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 8 – Hóa học 12
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 12
Unit 16. The Association of Southeast Asian Nations
Tải 5 đề kiểm tra 15 phút - Chương 8 – Hóa học 12