Đề bài
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
Năm 20 của thế kỷ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ôi những ngày xưa… Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Ðất lai láng những là nước mắt…
Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Ðâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!
(Một nhành xuân – Tố Hữu)
Câu 1. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được thể hiện trong 7 dòng thơ cuối?
Lời giải chi tiết
Câu 1:
- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2:
- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:
+ Mặt trời – tượng trưng cho tự do/ ánh sáng của lý tưởng/cuộc sống tươi đẹp;
+ Nước mắt – tượng trưng cho sự thương đau/ mất mát/ nô lệ/ lầm than/ cuộc sống tối tăm.
Câu 3:
– Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất: So sánh.
– Tác dụng: thể hiện rõ tình trạng mất phương hướng, mất niềm tin và mơ ước, sống vô nghĩa, lay lắt của nhân vật trữ tình/ tôi khi chưa gặp được mùa xuân của lý tưởng.
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 2 – Hóa học 12
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - ĐỊA LÍ 12
Đề kiểm tra giữa học kì 1
CHƯƠNG 8. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH
Bài 37. Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên