Đề thi
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Anh nhớ không những con đường quê ta
Thân thương từ thuở nhỏ ?
Bao năm tháng đi về trên ngõ
Bao hoàng hôn rậm rịch bước chân trâu
Đường lập loè đom đóm bay cao
Ta ghé cửa nhà nhau xin lửa
Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở
Da diết lòng hương dịu tự vườn cau...
Xưa xóm nghèo mái rạ chen nhau
Gồ ghề lối hẹp
Hun hút bờ tre gió rét
Mưa dầm lầy lội bùn trơn
Bà lưng còng chống gậy bước run
Còm cõi vai gầy gánh nặng
Sương trắng mùa đông ngõ vắng
Quét hoài không hết lá khô...
Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Vui mở với đời ta như trời rộng…
(Những con đường, Trích Hương cây – 1968 – Lưu Quang Vũ)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do.
B. Hiện đại.
C. Bảy chữ.
D. Tám chữ.
Câu 2. Các từ láy trong khổ thơ đầu:
A. rậm rịch, lập loè, lầy lội, còm cõi.
B. rậm rịch, lập loè, se sẽ, da diết.
C. ghồ ghề, hun hút, lầy lội, còm cõi.
D. se sẽ, da diết, ghồ ghề, hun hút.
Câu 3. Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn trích?
A. Xóm nghèo mái rạ.
B. Bờ tre hun hút.
C. Đom đóm lập lòe.
D. Dòng sông xanh mát.
Câu 4. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ còm cõi vai gầy gánh nặng?
A. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người bà.
B. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người mẹ.
C. Nhấn mạnh niềm vui, niềm hạnh phúc của người bà.
D. Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường của người bà.
Câu 5. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong đoạn thơ là
A. ngỡ ngàng.
B. nhớ thương.
C. hân hoan.
D. đau buồn.
Câu 6. Con đường ngày xưa và con đường ngày mai có gì khác nhau?
A. Con đường ngày xưa thân thương, con đường ngày mai xa lạ.
B. Con đường ngày xưa gồ ghề, con đường ngày mai bằng phẳng.
C. Con đường ngày xưa hẹp, con đường ngày mai thênh thang.
D. Con đường ngày xưa lầy lội bùn trơn, con đường ngày mai rực rỡ ánh điện.
Câu 7. Theo văn bản, các câu thơ sau được hiểu như thế nào?
Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
A. Điều kiện sống thiếu thốn ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.
B. Điều kiện sống sung túc ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.
C. Điều kiện sống không ảnh hưởng đến lối sống của con người.
D. Cần tạo môi trường sống tốt đẹp để con người được phát triển.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Câu 9. Anh/chị có đồng tình với ước vọng của tác giả trong hai câu thơ sau không? Vì sao?
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Câu 10. Thông điệp có ý nghĩa tích cực mà anh/ chị nhận được sau khi đọc đoạn trích?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm hãy sống là chính mình.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? A. Tự do. B. Hiện đại. C. Bảy chữ. D. Tám chữ. |
Phương pháp giải:
Dựa vào số từ trong đoạn trích để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích được viết theo thể thơ Tự do
→ Đáp án A
Câu 2. Các từ láy trong khổ thơ đầu là? A. rậm rịch, lập loè, lầy lội, còm cõi. B. rậm rịch, lập loè, se sẽ, da diết. C. ghồ ghề, hun hút, lầy lội, còm cõi. D. se sẽ, da diết, ghồ ghề, hun hút. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ đầu và gạch chân những từ láy
Lời giải chi tiết:
Những từ láy xuất hiện trong khổ thơ đầu là: rậm rịch, lập loè, se sẽ, da diết.
→ Đáp án B
Câu 3. Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn trích? A. Xóm nghèo mái rạ. B. Bờ tre hun hút. C. Đom đóm lập lòe. D. Dòng sông xanh mát. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và sử dụng phương pháp loại trừ
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh không xuất hiện trong đoạn trích là hình ảnh dòng sông.
→ Đáp án D
Câu 4. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ còm cõi vai gầy gánh nặng? A. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người bà. B. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người mẹ. C. Nhấn mạnh niềm vui, niềm hạnh phúc của người bà. D. Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường của người bà. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và dựa vào những kiến thức đã được học về các biện pháp tu từ để nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ
Lời giải chi tiết:
Biện pháp tu từ đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người bà. Đồng thời gửi gắm tấm lòng yêu thương của người cháu đối với người bà thân yêu.
→ Đáp án A
Câu 5. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong đoạn thơ là A. ngỡ ngàng. B. nhớ thương. C. hân hoan. D. đau buồn. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và chỉ ra cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là cảm xúc nhớ thương của tác giả khi nhắc về những kỉ niệm ngày xưa, đặc biệt là đối với người bà.
→ Đáp án B
Câu 6. Con đường ngày xưa và con đường ngày mai có gì khác nhau? A. Con đường ngày xưa thân thương, con đường ngày mai xa lạ. B. Con đường ngày xưa gồ ghề, con đường ngày mai bằng phẳng. C. Con đường ngày xưa hẹp, con đường ngày mai thênh thang. D. Con đường ngày xưa lầy lội bùn trơn, con đường ngày mai rực rỡ ánh điện.
|
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý những chi tiết về con đường ngày xưa và con đường ngày mai
Lời giải chi tiết:
Con đường ngày xưa hẹp tượng trưng cho những khó khăn cách trở, tuy nhiên, con đường ngày mai sẽ rộng rãi, thênh thang. Điều này thể hiện niềm tin của tác giả về tương lai tươi sáng trước mắt.
→ Đáp án C
Câu 7. Theo văn bản, các câu thơ sau được hiểu như thế nào? Ôi những con đường hẹp ngày xưa A. Điều kiện sống thiếu thốn ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người. B. Điều kiện sống sung túc ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người. C. Điều kiện sống không ảnh hưởng đến lối sống của con người. D. Cần tạo môi trường sống tốt đẹp để con người được phát triển. |
Phương pháp giải:
Chú ý những hình ảnh nổi bật trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Những câu thơ trên cho thấy một triết lý sống vô cùng đúng đắn: Điều kiện sống thiếu thốn ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người. Điều này cũng chính là quan điểm vật chất quyết định đến ý thức con người.
→ Đáp án A
Câu 8. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh con đường quê hương trong hoài niệm của tác giả
-Tình cảm và những suy ngẫm của tác giả về quê hương
Câu 9.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
HS trả lời theo nhiều cách. Sau đây là định hướng:
- Đồng tình: vì đó là ước vọng cao đẹp của con người. Hành trình phát triển cần song hành với điều kiện thuận lợi về vật chất
- Không đồng tình vì: có những sự phát triển mang tính đột phá vượt lên những hạn chế, nghịch cảnh
- Vừa đồng tình vừa không đồng tình, vì: trong hành trình phát triển của con người, điều kiện vật chất là yếu tố quan trọng nhưng không hẳn đóng vai trò quyết định
Câu 10. Anh/chị có đồng tình với ước vọng của tác giả trong hai câu thơ sau không? Vì sao?
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu thơ và nêu ý kiến của bản thân
Lời giải chi tiết:
HS trả lời theo nhiều cách. Sau đây là gợi ý:
- Tình cảm yêu thương, gắn bó dành cho quê hương
- Thái độ trân trọng và tự hào.
- Hành động thiết thực để góp phần xây dựng quê hương…
II. VIẾT (4 đ)
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hãy sống là chính mình.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Câu nói mang ý nghĩa: mỗi người sinh ra có những đặc điểm riêng, sứ mệnh riêng, chúng ta không nên nhòm ngó cuộc sống của người khác hoặc cố gắng trở thành ai đó cả.
b. Phân tích
Mỗi con người sinh ra đều có khuôn mặt khác nhau, hoàn cảnh riêng, điều kiện sống khác nhau từ đó hình thành những tính cách, suy nghĩ khác nhau. Chính vì những sự khác nhau này tạo nên đặc điểm nhận dạng riêng biệt của người đó.
Nếu xã hội này ai cũng phấn đấu đến một hình tượng chung, một tính cách chung mà không là chính mình sẽ khiến cho xã hội trở nên một màu, khó có thể phát triển bản thân và xã hội.
Xã hội phát triển là do sự khác biệt của con người tạo nên, mỗi người một cá tính góp phần làm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống là chính mình, tự tin về bản thân mình và đạt được nhiều thành công để minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, hay soi xét cuộc sống của người khác và cố gắng trở thành bản sao của người nào đó. Lại có những người vì tham vọng của bản thân mà đánh mất chính mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: hãy sống là chính mình; đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
Chủ đề 6: Hướng nghiệp với tin học
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 10
Đề thi giữa kì 1
Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10