Câu 1
Câu 1 (trang 90 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Lời văn trong đoạn trích (a) mục I.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích (SGK tr.137) và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Lời văn trong đoạn trích là lời của ông giáo
b. Người ấy đang thuyết phục chính mình
c. Nội dung thuyết phục: vợ mình không ác để bản thân chỉ buồn chứ không nỡ giận
Câu 2
Câu 2 (trang 90 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ở đoạn trích (b), mục I.1 Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà Kiều phải khen rằng: Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời? Hãy tóm tắt nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích (SGK tr.137 - 138) và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lập luận của nhân vật Hoạn Thư:
+ Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ thường).
+ Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công).
+ Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung – chắc gì ai nhường cho ai.
+ Thứ tư: Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều).
→ Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế rất “khó xử”:
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đề thi vào 10 môn Anh Hải Dương
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
Đề thi vào 10 môn Toán Ninh Bình
Đề thi vào 10 môn Toán Lào Cai