Câu 1
Câu 1 (trang 73 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai thế nào trước và sau dòng thơ đó?
Phương pháp giải:
- Chú ý: cấu tạo của dòng thơ thứ bảy so với những dòng thơ khác trong bài; vị trí của dòng thơ, tác dụng của dòng thơ giữa đoạn đầu và đoạn tiếp theo,…
- Đoạn đầu bài thơ lí giải rõ “đồng chí”: vốn là những người không cùng quê, không có ước hẹn trước, đến với nhau vì một cái gì chung để trở thành đồng chí. Đoạn tiếp theo biểu hiện cụ thể và sâu sắc nghĩa tình đồng chí.
Lời giải chi tiết:
- Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo đặc biệt: dòng thơ là một từ với hai tiếng Đồng chí dùng để xưng hô trong đoàn thể cơ quan, bộ đội.
- Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ: bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức mạnh dồn vào dòng cuối gây ấn tượng sâu đậm
+ đoạn đầu lí giải cơ sở tình đồng chí
+ đoạn hai là những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó
+ đoạn cuối là biểu hiện giàu chất thơ về người lính
Câu 2
Câu 2 (trang 74 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính là gì?
Phương pháp giải:
Cơ sở hình thành tình đồng chí (các chi tiết ở sáu dòng thơ đầu):
- Có hoàn cảnh sống giống nhau: nghèo khó, khổ cực.
- Cùng mục tiêu, cùng lý tưởng chiến đấu.
- Sát cánh bên nhau, cùng chia sẻ, chịu đựng để thực hiện mục tiêu, lý tưởng trong hoàn cảnh cụ thể, nhiệm vụ cụ thể.
Lời giải chi tiết:
- Cơ sở hình thành tình đồng chí ở những người lính cách mạng:
+ Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân
+ Sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bẽn đầu
+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỷ cùa những người bạn chí cốt
Câu 3
Câu 3 (trang 74 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị những chi tiết, hình ảnh đó.
Phương pháp giải:
Đoạn sau dòng thơ “Đồng chí” nêu những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội:
- Hiểu hoàn cảnh, tâm tình của nhau: xa quê hương gia đình, xa những kỉ niệm gắn bó với quê hương, xa những kỉ niệm gắn bó với quê hương, xa những người thân yêu.
- Cùng chịu đựng gian khổ, thiếu thốn, thử thách: đau ốm, rách rưới.
- Chia sẻ những nụ cười, những bàn tay nắm chặt,…
Lời giải chi tiết:
- Những hình ảnh chi tiết biểu hiện tình đồng chí:
+ Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
+ Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
- Ý nghĩa giá trị của những chi tiết hình ảnh ấy: những hình ảnh chi tiết ấy rất chân thực, cô đọng mà giàu sức biểu cảm, vừa khắc họa rõ nét hình ảnh người lính vửa biểu hiện được tình đồng chí cao đẹp ở họ.
Câu 4
Câu 4 (trang 75 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Ba câu thơ cuối gợi lên cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.
Phương pháp giải:
Suy nghĩ về người lính và cuộc chiến đấu: thời gian, không gian, thời tiết, khí hậu; con người với sức mạnh của tình đồng chí gắn kết nhau lại trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt và gian khổ.
Lời giải chi tiết:
- Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ
- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh:
+ Vẻ đẹp hiện thực: tình đồng chí sát cánh bên nhau, sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên tất cả sưởi ấm lòng họ giữa rừng hoang vu.
+ Vẻ đẹp lãng mạn: đầu súng trăng treo là hình ảnh tuyệt đẹp, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, bên cạnh ngọn súng chính là trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng.
Câu 5
Câu 5 (trang 75 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng độc của những người lính là Đồng chí?
Phương pháp giải:
Dựa vào nghĩa của tình đồng chí và mối quan hệ đồng chí của những chiến sĩ cách mạng để giải đáp.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ viết về tình đồng đội của người lính được tác giả đặt tên là Đồng chí vì từ này có nghĩa là cùng chung lí tưởng, chí hướng. Đây là cách xưng hô của những người trong đoàn thể cách mạng.
→ Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
Câu 6
Câu 6 (trang 76 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp?
Phương pháp giải:
Bản chất nông dân của người lính: chịu đựng gian khổ, nghèo khó, tình cảm gắn bó với quê hương, làng xóm, tình nghĩa đồng đội trong chiến đấu.
Lời giải chi tiết:
- Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả người lính cách mạng. Cụ thế là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ Họ xuất thân từ nông dân.
+ Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì độc lập dân tộc.
+ Những người lính cách mạng trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng.
+ Nhưng sáng ngời trong họ là tinh thần đồng đội và ý chí quyết tâm đánh giặc.
Luyện tập
Câu 2 (trang 76 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ (ba câu cuối).
Phương pháp giải:
Bản chất nông dân của người lính: chịu đựng gian khổ, nghèo khó, tình cảm gắn bó với quê hương, làng xóm, tình nghĩa đồng đội trong chiến đấu.
Lời giải chi tiết:
Đoạn cuối bài thơ mang một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn. Hiện thực ở cảnh rừng hoang vu, ở người lính canh giữ chờ giặc, ở đầu súng nằm trong bàn tay cứng cỏi người bộ đội. Đồng thời những hình ảnh ấy cũng thật lãng mạn bởi tình đồng chí sưởi ấm không gian giá lạnh, khi mảnh trăng thơ thẩn đi chơi, níu giữ lại trên đầu ngọn súng. Một hình ảnh thật đẹp, thật thơ mộng, cây súng chiến tranh và mảnh trăng hòa bình, một tương lai tươi đẹp đang chờ đợi phía trước.
CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Unit 9: English in the world
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Tiếng Anh 9 mới tập 2
PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ