Đề thi
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
( Bà Huyện Thanh Quan, Dẫn theo SGK Văn 8 NXBGD)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát
Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?
A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách
Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?
A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên
Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A.Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả
Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?
A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?
A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.
Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?
A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?
A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên
Câu 9: Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt mang lại giá trị lớn cho bài thơ. Hãy phân tích điều đó qua đoạn văn (5 – 7 dòng).
Câu10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Theo anh/ chị lòng biết ơn trong cuộc sống có cần thiết không ? Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Năm học: 2022 – 2023
--------------------- Môn: Ngữ văn – Lớp 10
PHẦN ĐỌC
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn D. Lục bát |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, nhớ lại dấu hiệu nhận biết thể thơ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật
→ Đáp án B
Câu 2. Bài thơ được gieo vần gì? A.Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, chú ý vần trong văn bản
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được gieo vần chân: “hoàng hôn, trống dồn,…”
→ Đáp án B
Câu 3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? A.Vui mừng, phấn khởi B. Xót xa, sầu tủi C. Buồn, ngậm ngùi D. Cả ba phương án trên |
Phương pháp giải:
Nhân vật trong bài thơ mang tâm trạng buồn, ngậm ngùi khi nhớ về quê nhà.
→ Đáp án C
Lời giải chi tiết:
Câu 4. Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Nghị luận kết hợp biểu cảm B. Biểu cảm kết hợp tự sự C. Miêu tả kết hợp tự sự D. Biểu cảm kết hợp miêu tả |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, dựa vào kiến thức về phương thức biểu đạt để chọn câu trả lời
Lời giải chi tiết:
Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm kết hợp miêu tả (thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình kết hợp với miêu tả cảnh vật để làm nổi bật tâm trạng ấy)
→ Đáp án D
Câu 5. Nội dung của bài thơ là gì? A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ sau đó khái quát nội dung
Lời giải chi tiết:
Nội dung của bài thơ: Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
→ Đáp án A
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan? A. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. B. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian. C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. D.Trang nhã, đậm chất bác học. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại những kiến thức đã biết về Bà Huyện Thanh Quan và dựa vào phân tích bài thơ
Phương pháp loại trừ
Lời giải chi tiết:
Nhận định đúng khi nói về thơ của Bà Huyện Thanh Quan: Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
→ Đáp án A
Câu 7. Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà? A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh nghệ thuật
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà mang lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
→ Đáp án C
Câu 8. Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng tự trọng B. Yêu nhà, yêu quê hương C. Sự hoài cổ D. Cả ba ý trên |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ đã làm nổi bật tình yêu nhà, yêu quê hương của tác giả
→ Đáp án B
Câu 9. (1.5đ) Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt mang lại giá trị lớn cho bài thơ. Hãy phân tích điều đó qua đoạn văn (5 – 7 dòng). |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về từ Hán Việt
Lời giải chi tiết:
Giá trị của việc sử dụng từ Hán Việt trong bài thơ:
- Yếu tố từ Hán Việt trong hai bài thơ đã thực sự mang lại cho người đọc một sự cảm nhận tinh tế về tình cảm, nỗi niềm, tài năng và nhân cách của bà Huyện Thanh Quan.
- Điều đáng nói ở đây không phải là sự xuất hiện nhiều từ Hán Việt trong bài thơ một cách điêu luyện đã làm nên giá trị nghệ thuật đích thực cho toàn thi phẩm, gợi cho thi phẩm vẻ đẹp của sự tao nhã, đài các, thanh cao.
Câu 10.(1.5đ) Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Dựa vào phân tích bài thơ và hiểu biết của bản thân để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa.
- Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được.
- Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.
...
PHẦN VIẾT
- Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (sự cần thiết phải có lòng biết ơn).
- Thân bài:
+Giải thích lòng biết ơn
+ Sự cần thiết phải có lòng biết ơn trong cuộc sống
. Lòng biết ơn là đạo lí, là lẽ sống, là truyền thống quý báu của dân tộc.
. Lòng biết ơn là một tình cảm thiêng liêng, là cơ sở của những hành động đẹp
. Lòng biết ơn chính là nền tảng, là tiền đề để xây dựng một xã hội tốt đẹp.
. Mọi thứ không tự nhiên mà có, tất cả những gì chúng ta được hưởng thụ đều phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu, thậm chí là tính mạng con người. Bởi thế chúng ta cần biết ơn đến những người đã đem đến cho chúng ta cuộc sống trọn vẹn như ngày hôm nay.
+ Dẫn chứng
- Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của lòng biết ơn
- Bài học
Phần mở đầu
Toán 10 tập 2 - Cánh diều
Bài 8. Một số nội dung Điều lệnh Quản lí bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân
Phần 1. Giới thiệu chương trình môn sinh học và các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Chuyên đề 1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn hóa dân gian
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10