Đề thi
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng bắt nguồn từ thời đại Hùng Vương dựng nước và được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hóa tâm linh lớn nhất ở nước ta; hàng năm đến ngày Giỗ Tổ và tổ chức Lễ Hội, con cháu trên mọi miền Tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên Tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc. Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm 2 phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền Thượng; phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.
Trong phần Lễ: Nghi thức dâng hoa của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành được tổ chức long trọng trên đền Thượng. Từ chiều mồng 9, các làng rước kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đề trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng (Kính thiên lĩnh điện), đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung. Đồng chí lãnh đạo tỉnh thay mặt cho nhân dân cả nước (năm chẵn là đồng chí nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.
Phần Hội: Diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng. Hội Đền Hùng ngày nay có thêm nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú hấp dẫn. Trong khu vực hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các quán bán hàng dịch vụ ăn uống, các trại văn hóa của 13 huyện, thành, thị, các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao… tạo ra nhiều màu sắc sinh động, náo nhiệt cho bức tranh ngày hội. Các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan hội diễn văn nghệ trống đồng, tiếng giã đuống rộn ràng của các nghệ nhân dân gian người dân tộc Mường ở Thanh Sơn ra phục vụ Lễ hội.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý “Ăn quả nhớ người trồng cây”, các vua Hùng cùng các vợ, con, các tướng lĩnh, các nhân vật liên quan thời kì Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
(Trích https://dulichphutho.com.vn/vi/gioi-thieu-du-lich-phu-tho/le-hoi/gio-to-hung-vuong-le-hoi-den-hung-575.html)
Câu 1: Nội dung của văn bản trên viết về lễ hội nào của dân tộc ta?
A. Lễ hội Ok Om Bok
B. Lễ hội đua ghe ở Huế
C. Lễ hội Đống Đa ở đất võ Tây Sơn
D. Lễ hội Đền Hùng
Câu 2: Lễ hội ấy diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
A. Lễ hội diễn ra ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ vào tháng 3 âm lịch hàng năm
B. Lễ hội diễn ra vào lễ Quốc Khánh 2/9 hàng năm tại Thừa Thiên Huế
C. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch hàng năm tại Tây Sơn – Bình Định
D. Lễ hội diễn ra tại Khu danh thắng Tràng An – Ninh Bình vào tháng Giêng hàng năm
Câu 3: Lễ hội Đền Hùng bao gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
A. Ba phần: phần Lễ, phần Hội và phần biểu diễn võ thuật
B. Hai phần: phần Lễ và phần Hội
C. Chỉ có phần hội
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 4: Trong phần Lễ, nhân dân thường dâng lên vua Hùng lễ vật gì?
A. Bánh nướng, bánh dẻo
B. Bánh khúc
C. Bánh chưng, bánh dày
D. Bánh cốm
Câu 5: Trong câu văn sau: Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý “Ăn quả nhớ người trồng cây”, các Vua Hùng cùng các vợ, các tướng lĩnh, các nhân vật liên quan thời kì Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ tác giả đã sử dụng cách trích dẫn nào?
A. Trích dẫn gián tiếp
B. Trích dẫn trực tiếp
C. Trích dẫn theo ý
D. Trích dẫn chính xác
Câu 6: Trong đoạn văn sau, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào để làm sáng tỏ sự phong phú trong phần hội của lễ hội đền Hùng. Các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan hội diễn văn nghệ quần chúng phục vụ đồng bào về dự hội
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Liệt kê
Câu 7: Nhận định nào không đúng khi nói về lễ hội Hùng?
A. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc
B. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975 nhưng đã có giá trị vô cùng to lớn
C. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam
D. Tất cả các nhận định trên đều đúng
Câu 8: Mục đích của lễ hội Đền Hùng là:
A. Thể hiện lòng đoàn kết của dân tộc
B. Thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc
C. Thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc hiền nhân của dân tộc
D. Thể hiện truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
Câu 9: Khi thuật lại lễ hội Đền Hùng, người viết đã bày tỏ những cảm nhận như thế nào? (1đ)
Câu 10: Việc sử dụng kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của sự kiện?(1đ)
II. VIẾT (4đ)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về đạo lý Uống nước nhớ nguồn
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1(0.5đ) | Câu 2 (0.5đ) | Câu 3(0.5đ) | Câu 4(0.5đ) | Câu 5(0.5đ) | Câu 6(0.5đ) | Câu 7(0.5đ) | Câu 8 (0.5đ) |
D | A | B | C | B | D | B | C |
Câu 1: Nội dung của văn bản trên viết về lễ hội nào của dân tộc ta? A. Lễ hội Ok Om Bok B. Lễ hội đua ghe ở Huế C. Lễ hội Đống Đa ở đất võ Tây Sơn D. Lễ hội Đền Hùng |
Phương pháp giải:
Chú ý nhan đề và đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Nội dung của văn bản: viết về lễ hội Đền Hùng
→ Đáp án D
Câu 2: Lễ hội ấy diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào? A. Lễ hội diễn ra ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ vào tháng 3 âm lịch hàng năm B. Lễ hội diễn ra vào lễ Quốc Khánh 2/9 hàng năm tại Thừa Thiên Huế C. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch hàng năm tại Tây Sơn – Bình Định D. Lễ hội diễn ra tại Khu danh thắng Tràng An – Ninh Bình vào tháng Giêng hàng năm |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn đầu văn bản
Lời giải chi tiết:
Lễ hội diễn ra ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ vào tháng 3 âm lịch hàng năm
→ Đáp án A
Câu 3: Lễ hội Đền Hùng bao gồm mấy phần? Đó là những phần nào? A. Ba phần: phần Lễ, phần Hội và phần biểu diễn võ thuật B. Hai phần: phần Lễ và phần Hội C. Chỉ có phần hội D. Tất cả các đáp án trên đều sai |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn 2 của văn bản
Lời giải chi tiết:
Lễ hội có hai phần: phần Lễ và phần Hội
→ Đáp án B
Câu 4: Trong phần Lễ, nhân dân thường dâng lên vua Hùng lễ vật gì? A. Bánh nướng, bánh dẻo B. Bánh khúc C. Bánh chưng, bánh dày D. Bánh cốm |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và tìm kiếm thông tin ở đoạn 3
Lời giải chi tiết:
Trong phần Lễ, nhân dân thường dâng lên vua Hùng bánh chưng, bánh dày
→ Đáp án C
Câu 5: Trong câu văn sau: Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý “Ăn quả nhớ người trồng cây”, các Vua Hùng cùng các vợ, các tướng lĩnh, các nhân vật liên quan thời kì Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ tác giả đã sử dụng cách trích dẫn nào? A. Trích dẫn gián tiếp B. Trích dẫn trực tiếp C. Trích dẫn theo ý D. Trích dẫn chính xác |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức phần trích dẫn trực tiếp gián tiếp
Lời giải chi tiết:
Câu văn trên là trích dẫn trực tiếp (nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép)
→ Đáp án B
Câu 6: Trong đoạn văn sau, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào để làm sáng tỏ sự phong phú trong phần hội của lễ hội đền Hùng. Các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan hội diễn văn nghệ quần chúng phục vụ đồng bào về dự hội A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Liệt kê |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức và cách nhận biết các biện pháp nghệ thuật
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn trên tác giả sử dụng chủ yếu biện pháp liệt kê (kể ra các trò chơi, các hoạt động trong phần hội)
→ Đáp án D
Câu 7: Nhận định nào không đúng khi nói về lễ hội Hùng? A. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc B. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975 nhưng đã có giá trị vô cùng to lớn C. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam D. Tất cả các nhận định trên đều đúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Sử dụng phương pháp loại trừ
Lời giải chi tiết:
Nhận định không đúng là
Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975 nhưng đã có giá trị vô cùng to lớn
→ Đáp án B
Câu 8: Mục đích của lễ hội Đền Hùng là: A. Thể hiện lòng đoàn kết của dân tộc B. Thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc C. Thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc hiền nhân của dân tộc D. Thể hiện truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn cuối văn bản
Lời giải chi tiết:
Mục đích của lễ hội Đền Hùng: Thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc hiền nhân của dân tộc
→ Đáp án C
Câu 9: Khi thuật lại lễ hội Đền Hùng, người viết đã bày tỏ những cảm nhận như thế nào? (1đ)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Đưa ra những dẫn chứng về cảm nhận của người viết
Lời giải chi tiết:
Người viết bày tỏ tình cảm:
- Tôn kính với với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước là vua Hùng
- Tự hào về một lễ hội truyền thống có ý nghĩa tinh thần vô cùng sâu sắc với người Việt Nam
-Bày tỏ quan điểm muốn gìn giữ và phát huy lễ hội đền Hùng trong tương lai
Câu 10: Việc sử dụng kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của sự kiện?(1đ)
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về sự kết hợp giữa các phương tiện ngôn ngữ
Lời giải chi tiết:
Việc kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh giúp cho thông tin trở nên cụ thể, khách quan và chân thực, giúp người đọc hình dung dễ dàng hơn về diễn biến của sự kiện diễn ra trong lễ hội
II. VIẾT (4đ)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về đạo lý Uống nước nhớ nguồn
Phương pháp giải:
Sử dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành yêu cầu
Lời giải chi tiết:
*Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đầy đủ, rõ ràng; đúng kiểu bài nghị luận; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và vấn đề nghị luận: Lòng biết ơn, khẳng định đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta
2. Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
+ “Uống nước” là thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã để lại.
+ “Nguồn” là nơi bắt đầu của nguồn nước, là từ dùng để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình được hưởng. Nguồn trong câu tục ngữ này còn có thể hiểu là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người → nhắc nhở con người phải có thái độ biết ơn khi được thừa hưởng những thành quả của thế hệ đi trước hay người khác để lại
- Phân tích các biểu hiện và ý nghĩa của lòng biết ơn
+ Trong cuộc sống, không có bất cứ một sự vật hay thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức của con người tạo nên (của cải do bàn tay lao động tạo nên, con cái do cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông đã giữ gìn và xây dựng)
→ Lòng biết ơn cũng là 1 phẩm chất tốt đẹp, là truyền thống cao quý của con người Việt Nam
- Biểu hiện: Người có lòng biết ơn là những người biết trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại bằng những tình cảm tốt đẹp nhất. Họ sẽ có những hành động thiết thực để tưởng nhớ, khắc ghi công lao của ông cha như cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng một tương lai tươi sáng cho thể hệ mai sau
- Ý nghĩa: Sống biết ơn khiến bản thân bồi đắp được một tâm hồn đẹp đẽ, sống thanh thản, an nhiên, tự tại, được mọi người yêu quý và kính phục. Mặt khác, khi tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” lan tỏa ra cộng đồng, sẽ tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người hiểu giá trị cuộc sống.
(Hs tự lấy dẫn chứng về tấm gương “Uống nước nhớ nguồn” để minh họa cho bài làm văn của mình)
- Phản biện: Bên cạnh những người biết “Uống nước nhớ nguồn”, vẫn còn nhiều người sống vô ơn, bỏ quên đi những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Hoặc coi những gì đất nước mình đang có và mình đang được thừa hưởng là những điều có sẵn mà không cần phải cố gắng xây dựng, bảo vệ,… nên sống ích kỉ, không biết trân trọng, giữ gìn. Đây là những suy nghĩ lệch lạc mà chúng ta cần phải phê phán và bài trừ.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, từ đó ra sức góp phần bảo vệ đất nước, tích cực học tập và lao động để xây dựng đất nước giàu đẹp hơn
+ Trong thời kì hội nhập, một mặt chúng ta tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, mặt khác chúng ta cũng cần phải có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam
3. Kết bài
- Khái quát và khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
- Liên hệ, nêu bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
Chủ đề 2. Vai trò của sử học
Chương 1. Cấu tạo nguyên tử
Chủ đề 4. Động lượng
Chuyên đề 1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn hóa dân gian
Đề thi học kì 2
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10