Tổng hợp 5 đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều có đáp án

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Đề 1
Đề 2
Đề 3
Đề 4
Đề 5
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Đề 1
Đề 2
Đề 3
Đề 4
Đề 5

Đề 1

Câu 1: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.

B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.

C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 2: Ếch thuộc ngành:

A. Ruột khoang                                                              B. Động vật có xương sống

C. Động vật không xương sống                                       D. Lưỡng cư

Câu 3: Phát biểu bào sau đây không đúng?

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái đất tác dụng lên người đó.

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Câu 4: Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có gọi là:

A. Động năng                  B. Thế năng                     C. Nhiệt năng                  D. Quang năng

Câu 5: Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất ở những đồi đất?

A. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm vi sinh vật bề mặt.

B. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt.

C. Lượng chảy lớn có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt, lâu ngày gây sạt lở đất, xói mòn ...

D. Không có thay đổi gì.

Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ

A. nhiều nguyên tử.                                                  B. một chất.

C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.                                D. nhiều chất để riêng biệt.

Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.                                  B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.

B. thay đổi.                                                             D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi. 

Câu 8: Tụ cầu khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn trên da có đặc điểm gì:

 

A. Hình cầu                                                             B. Sống riêng lẻ hoặc từng đám

C. Có cấu tạo là sinh vật nhân sơ                              D. Cả ba đáp án đúng

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

A. Nhân thực                                                            B. Đơn bào hoặc đa bào

C. Dị dưỡng                                                              D. Có sắc tố quang hợp

Câu 10: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.

B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.

C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.

D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.

Câu 11: Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

A. Lực hút của Trái đất                                            B. Lực ma sát nghỉ

C. Lực ma sát trượt                                                D. Cả 3 lực trên

Câu 12: Điểm giống nhau giữa nấm và tảo là:

A. Đều dinh dưỡng bằng cách hoại sinh.

B. Đều có khả năng tổng hợp chất hữu cơ.

C. Đều có diệp lục

D. Đều chưa có thân, lá, rễ thật sự.

Câu 13: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động?

A. Gió thổi cành lá đung đưa.

B. Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bị bật ngược trở lại.

C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.

D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.

Câu 14: Môi trường sống của lớp cá xương mà không có lớp cá sụn là:

A. nước ngọt                                                            B. Nước mặn

C. Nước lợ                                                               D. Nước mặn và nước lợ

Câu 15: Nấm nào dưới đây thuộc loại nấm đa bào?

A. Nấm men                    B. Nấm nhầy                      C. Nấm kim châm            D. Nấm mốc

Câu 16: Kết luận nào sau đây sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.

B. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật.

Câu 17: Quan sát vòng đời phát triển của sâu bướm, cho biết giai đoạn nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nhất?

A. Bướm                          B. Trứng                          C. Ấu trùng                     D. Nhộng

Câu 18: Sữa chua được lên men từ loại vi khuẩn:

A. Vi khuẩn E.coli                                                   B. Vi khuẩn Lactic          

C. Vi khuẩn Probiotic                                              D. Vi khuẩn Acetic

Câu 19: Loài động vật nào sau đây không thuộc ngành Thân mềm?

A. Ốc sên                        B. Sán dây                      C. Mực                            D. Con sò

Câu 20: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.

B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.

D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.

Đề 2

Câu 1: Trọng lượng được kí hiệu là:

A. P                                 B. N                                 C. m                                D. kg

Câu 2: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do các hoạt động của con người.

B. Do các loại thiên tai xảy ra.

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần. 

D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 3: Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là:

A. Tiêu hóa                      B. Hô hấp                        C. Bài tiết                        D. Sinh sản

Câu 4: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là:

A. Tế bào                         B. Cơ quan                      C. Hệ cơ quan                  D. Mô

Câu 5: Chọn câu không đúng khi nói về đặc điểm của ngành Ruột khoang?

A. Là động vật bậc thấp, cơ thể hình trụ.

B. Đối xứng tỏa tròn, có nhiều tua miệng bắt mồi.

C. Sống trên cạn điển hình là ốc, thủy tức ...

D. Có thể làm thức ăn, làm nơi ẩm nấp cho động vật khác.

Câu 6: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

A. (1), (2), (3).                 B. (2), (3), (5).                 C. (1), (3), (4).                 D. (2), (4), (5).

Câu 7: Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100g nước biển có 3,5g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?

A. 35 kg                          B. 0,035 kg                        C. 350 kg                         D. 0,35 kg

Câu 8: Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy trong tế bào của nhóm sinh vật nào sau đây?

A. Động vật                    B. Thực vật                    C. Người                         D. Vi khuẩn

Câu 9: Đặc điểm đúng khi nói về trùng sốt rét là:

A. Sống ở ao hồ, mương, rãnh, đất ẩm.

B. Tế bào có lục lạp chứa diệp lục.

C. Sống bắt buộc trong tuyến nước bọt của muỗi Anopeles.

D. Hình dạng thay đổi.

Câu 10: Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể tái sinh?

A. Bởi thằn lằn ăn đuôi của con khác cùng loài.

B. Bởi vì thằn lằn có 1 cái đuôi dự phòng.

C. Bởi vì tế bào ở đuôi thằn lằn lớn lên và sinh sản.

D. Cả ba đáp án đều sai.

Câu 11: Lực ma sát là lực:

A. Lực tiếp xúc               B. Lực đẩy                      C. Lực không tiếp xúc                D. Lực hút

Câu 12: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

A. Thảo nguyên.                                                      B. Rừng mưa nhiệt đới

C. Hoang mạc.                                                         D. Rừng ôn đới.

Câu 13: Nước chanh là:

A. dung dịch                   B. nước tinh khiết                    C. huyền phù                    D. nhũ tương

Câu 14: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?

A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.

B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.

C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.

D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.

Câu 15: Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có:

A. khối lượng nhẹ hơn                                              B. kích thước hạt nhỏ hơn

C. tốc độ rơi nhỏ hơn                                               D. lớp vỏ trấu dễ tróc hơn

Câu 16: Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện?

A. năng lượng thủy triều.                                          B. năng lượng nước.

C. năng lượng mặt trời.                                            D. năng lượng gió.

Câu 17: Chọn đáp án chính xác nhất:

A. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vậy gây ra không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

B. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

C. Vật chỉ thay đổi trạng thái chuyển động khi chịu tác dụng của lực tiếp xúc.

D. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Câu 18: Dãy nào dưới đây gồm các chất rắn hòa tan trong nước?

A. Đường kính, chì                                                  B. Kẽm, cát đá

C. Muối ăn, đường kính                                           D. Cát đá, đồng

Câu 19: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật không xương sống?

A. Cá                              B. Lưỡng cư                             C. Giun                           D. Thú

Câu 20: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:

A. thế năng chuyển hóa thành động năng.

B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.

C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.

D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.

Đề 3

Câu 1: Quá trình phân chia diễn ra, từ 1 tế bào sẽ tạo thành:

A. 2 tế bào                       B. 3 tế bào                            C. 5 tế bào                       D. 6 tế bào

Câu 2: Một quyển sách 100g và một quả cân bằng sắt 100g đặt gần nhau nên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Hai vật có cùng trọng lượng.                                      B. Hai vật có cùng thể tích.

C. Hai vật có cùng khối lượng.                                        D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật.

Câu 3: Chọn đáp án sai?

A. Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.

B. Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).

C. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.

Câu 4: Loài thiên địch sử dụng đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại?

A. Ruồi                          B. Mèo rừng                        C. Thỏ                   D. Ong mắt đỏ 

Câu 5: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

A. Người thợ đóng cọc xuống đất                               B. Viên đá rơi

C. Nam châm hút viên bi sắt                                     D. Cả B và C đều đúng

Câu 6: Tế bào thần kinh sau khi hình thành bao lâu sẽ phân chia thêm?

A. 10 – 20 ngày                                                       B. 15 – 30 ngày              

C. 1 – 2 năm                                                           D. không phân chia nữa

Câu 7: Trong các hình ảnh sau, hình ảnh nào dưới đây cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc?

 

A. Hình b                         B. Hình c                         C. Hình b và c                  D. Hình a và d

Câu 8: Mô liên kết ở người có chức năng:

A. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.                            B. Co, dãn, tạo nên sự vận động.

C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể                                   D. Cả ba đáp án trên.

Câu 9: Virus được phát hiện lần đầu tiên từ cây gì?

A. Cây đậu                     B. Cây thuốc lá                 C. Cây xương rồng                    D. Cây dâu tằm

Câu 10: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bảo quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?

A. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.

B. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.

C. Phóng to các tế bào vi khuẩn dễ quan sát.

D. Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.

Câu 11: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?

A. Trao đổi khoáng.                                                  B. Hô hấp                       

C. Quang hợp                                                          D. Thoát hơi nước

Câu 12: Môi trường có sự đa dạng sinh học lớn nhất là:

A. Núi tuyết                              B. Rừng lá kim               C. Rừng nhiệt đới               D. Hoang mạc

Câu 13: Ý nghĩa của việc xây dựng khóa lưỡng phân là:

A. Để tập hợp các cá thể thành các nhóm, từ thấp đến cao.

B. Giúp phân biệt các đặc tính khái quát của sinh vật.

C. Giúp cho việc nghiên cứu có trật tự hiệu quả hơn.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 14: Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:

A. Lực đẩy                                                              B. Lực tiếp xúc              

C. Lực không tiếp xúc                                           D. Lực ma sát

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về nhóm Thân mềm?

A. Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc.

B. Số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước.

C. Đại điện là trai, ốc, hến, sò …

D. Đều là những sinh vật có lợi, cung cấp thức ăn.

Câu 16: Loại nấm không thể quan sát được bằng mắt thường là:

A. Nấm hương                B. Nấm bụng dê             C. Nấm men                             D. Nấm sò

Câu 17: Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao và phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?

A. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.

B. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.

C. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.

D. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.

Câu 18: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật.

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

A. (1), (2), (3)                  B. (2), (3), (4)                  C. (1), (2), (4)                  D. (1), (3), (4)

Câu 19: Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả?

A. Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy.

B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.

C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự chát ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò vi khuẩn?

A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.

C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.

D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

 

Đề 4

Câu 1: Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50g. Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài them 0,5 cm. Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì cần phải treo vào lò xo bao nhiêu quả nặng?

A. 1 quả                           B. 2 quả                           C. 3 quả                           D. 4 quả

Câu 2: Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?

A. bánh xe                       B. gi-đông                         C. yên xe                         D. khung xe

Câu 3: Thủy tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Ruột khoang                B. Giun                              C. Thân mềm                   D. Chân khớp

Câu 4: Nhóm thực vật là đại diện của nhóm dương xỉ là:

A. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, xương rồng.

B. Cây dương xỉ, cỏ lau, lông culi, bèo tây.

C. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo tây.

D. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo ong.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về vi khuẩn?

A. Có cấu tạo tế bào nhân thực.

B. Kích thước có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

C. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.

D. Hệ gen đầy đủ.

Câu 6: Trong 3 cách đun nước ở hình sau, cách đun trong hình nào ít hao phí năng lượng nhất? 

 

A. Hình b                                                                 B. Hình c                        

C. Hình a                                                                 D. Cả 3 hình như nhau

Câu 7: Virus nào kí sinh trên thực vật?

A. Virus viêm gan B.                                                 B. Virus dại

C. Virus khảm thuốc lá.                                             D. Thực khuẩn thể.

Câu 8: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật treo trong trường hợp này.

A. 150g                           B. 200g                            C. 250g                            D. 300g

Câu 9: Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

A. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn.

B. Do cao su nóng lên.

C. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường.

D. Do lực hút của mặt đường.

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

A. Thợ lặn lặn xuống đáy biển bắt hải sản.

B. Con cá đang bơi.

C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.

D. Tàu ngầm hoạt động gần đáy biển.

Câu 11: Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?

A. Trùng biến hình                                                      B. Trùng lỗ.

C. Trùng kiết lị.                                                           D. Trùng sốt rét.

Câu 12: Đặc điểm để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào là:

A. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử.

B. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên.

C. Dựa vào đặc điểm bên ngoài.

D. Dựa vào môi trường sống.

Câu 13: Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới. Nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

A. 4                                 B. 16                                C. 32                               D. 64

Câu 14: Đâu không phải là ví dụ của sự lớn lên và sinh sản tế bào?

A. Sự tăng kích thước của củ khoai.

B. Sự lớn lên của em bé.

C. Sự cụp lá của cây xấu hổ khi chạm tay vào.

D. Sự tăng kích thước của bắp cải.

Câu 15: Phương pháp đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước là:

A. Lọc                             B. Li tâm                        C. Chiết                          D. Cô cạn

Câu 16: Chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào (quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường) là của bào quan nào?

A. Nhân hoặc vùng nhân tế bào.                           B. Màng tế bào

C. Chất tế bào                                                    D. Lục lạp

Câu 17: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là:

A. dung dịch                   B. chất tinh khiết           C. nhũ tương                  D. huyền phù

Câu 18: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước đường                                         B. Hỗn hợp nước muối

C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều                    D. Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 19: Trong bước thực hành quan sát biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene?

A. Vì biểu bì da ếch dày                                         B. Vì biểu bì da ếch mỏng.

C. Vì biểu bì da ếch rất bé.                                     D. Cả 3 đáp án đều sai.

Câu 20: Bước quan trọng nhất trong việc xây dựng khóa lưỡng phân là:

A. Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong năm giới.

B. Dựa vào một đôi đặc điểm đối lập phân chia sinh vật thành hai nhóm.

C. Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn 1 sinh vật.

D. Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân.

Đề 5

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về lớp Bò sát?

A. Là nhóm động vật thích nghi với đời sống trên cạn, trừ một số loài.

B. Bò sát đẻ trứng.

C. Hô hấp qua da và phổi.

D. Đại diện: rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu …

Câu 2: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:

A. dung dịch                                                           B. huyền phù

C. nhũ tương                                                          D. hỗn hợp đồng nhất

Câu 3: Loại cá nào không thuộc lớp cá xương?

A. Cá hồi                        B. Cá rô                           C. Cá chép                      D. Cá đuối 

Câu 4: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

A. Động năng                 B. Thế năng                     C. Nhiệt năng                   D. Hóa năng

Câu 5: Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước:

A. Tế bào biểu bì lá                                                B. Tế bào thần kinh người

C. Tế bào trứng cá                                                 D. Tế bào vi khuẩn

Câu 6: Lực nào sau đây có độ lớn mạnh nhất?

A. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy.

B. Lực của người ấn điện thoại.

C. Lực của người mẹ mở cửa phòng.

D. Lực của em bé đeo ba lô.

Câu 7: Virus khảm thuốc lá có hình gì:

 

A. hình que                     B. hình xoắn                       C. hình cầu                      D. hình hỗn hợp

 

Câu 8: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?

A. Điện thoại                  B. Máy hút bụi                    C. Máy sấy tóc                  D. Máy vi tính

Câu 9: Tập hợp loài nào dưới đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.                                           B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.

C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.                                      D. Gấu, mèo, dê, cá heo.

Câu 10: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:

A. nhiệt năng                                                          B. quang năng               

C. điện năng                                                           D. nhiệt năng và quang năng

Câu 11: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng hơn còn đi lại dưới nước thì khó hơn?

A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.

B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn

C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản

D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 12: Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào?

A. Thế năng                              B. Động năng                 C. Cơ năng                     D. Nhiệt năng

Câu 13: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa:

A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật.

B. Thay thế những tế bào bị tổn thương.

C. Thay thế những tế bào bị mất hoặc chết

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 14: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn tái tạo?

A. Bóng điện                   B. Xe máy                       C. Ô tô                            D. Đèn dầu

Câu 15: Cho các câu dưới đây:

1) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng.

2) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí.

3) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.

4) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.

5) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí.

Số phát biểu đúng là?

A. 1                                 B. 2                                  C. 3                                 D. 4

Câu 16: Trọng lượng của một cái thùng là 8500N. Khối lượng của nó là bao nhiêu?

 

A. 8500kg                       B. 850kg                          C. 850N                           D. 8500N

Câu 17: Những loài nấm độc có điểm đặc trưng nào sau đây?

A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ.                                 B. Thường sống quanh các gốc cây.

C. Có màu sắc sặc sỡ.                                              D. Có kích thước rất lớn.

Câu 18: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.

B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.

C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.

D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về nhóm Hạt kín?

A. Mọc khắp nơi, cả trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc noi có tuyết phủ.

B. Nhiều cây Hạt kín có kích thước rất lớn như cây bao báp ở Châu Phi.

C. Cơ quan sinh sản gồm có nón đực và nón cái.

D. Hạt được bao kín trong quả.

Câu 20: Đặc điểm nào dưới đât nói về virus là sai?

A. Không có cấu tạo tế bào.

B. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường.

C. Có cấu tạo đơn giản.

D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved