Đề thi
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử, “Đây thôn Vỹ Dạ”, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXBGD, 2006, tr.38-39)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ gì?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Bảy chữ
D. Năm chữ
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ là
A. Hành chính
B. Sinh hoạt
C. Khoa học
D. Nghệ thuật
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử không phải là sắc thái nào sau đây?
A. Khát khao, vô vọng.
B. Tuyệt vọng.
C. Nhớ thương, vô vọng.
D. Hoài nghi.
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là
A. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ.
B. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
C. Lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt của nhà thơ.
D. Nỗi lòng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Câu 6. Từ "kịp" trong hai dòng thơ: "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay?" gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác giả?
A. Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương.
B. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương.
C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian.
D. Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương.
Câu 7. Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho:
A. Cảnh bình minh thêm đẹp
B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hòa của nắng
C. Không gian thêm rực rỡ
D. Không gian như mở rộng đến vô cùng vô tận
Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ“Gió theo lối gió mây đường mây”?
Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu.
Câu 10. Ấn tượng của anh /chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng Hai năm Bính Tý (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô con gái, tuổi độ mười sáu, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hội, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền đức.
Song Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại thường bị quan trên quở trách rằng:
- Thân phụ thầy làm đến đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao!
Từ than rằng:
- Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy.
Bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở. Thường dùng một thằng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang mấy quyển thơ của Đào Uyên Minh, hễ gặp chỗ nào thích ý thì hí hửng ngả rượu ra uống. Phàm những nơi nước tú non kì như núi Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga, không đâu không từng có những thơ đề vịnh.
(Trích “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.112-113)
Thực hiện yêu cầu:
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
PHẦN ĐỌC
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ gì? A.Lục bát B.Song thất lục bát C.Bảy chữ D.Năm chữ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào số câu, số từ trong câu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên thuộc thể thơ bảy chữ
→ Đáp án C
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ là A. Hành chính B. Sinh hoạt C. Khoa học D. Nghệ thuật |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về phong cách ngôn ngữ
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
→Đáp án D
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Thuyết minh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu dạt chính của văn bản là biểu cảm
→Đáp án C
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử không phải là sắc thái nào sau đây? A. Khát khao, vô vọng. B.Tuyệt vọng C. Nhớ thương, vô vọng. D. Hoài nghi. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ cuối bài thơ
Phương pháp loại trừ
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử đó chính là tuyệt vọng cùng với nỗi nhớ thương trong vô vọng và niềm hoài nghi về tình cảm.
→Đáp án A
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là A. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ. B. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. C. Lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt của nhà thơ. D. Nỗi lòng đầy uẩn khúc của nhà thơ. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và suy ra nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính của văn bản trên là bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
→Đáp án B
Câu 6. Từ "kịp" trong hai dòng thơ: "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay?" gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác giả? A. Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương. B. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương. C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian. D. Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu thơ
Phân tích ý nghĩa của từ “kịp”
Lời giải chi tiết:
Từ "kịp" trong hai dòng thơ: "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay?" gợi Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian.
→Đáp án C
Câu 7. Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho: A. Cảnh bình minh thêm đẹp B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hòa của nắng C. Không gian thêm rực rỡ D. Không gian như mở rộng đến vô cùng vô tận |
Phương pháp giải:
Phân tích tác dụng của biện pháp điệp và sử dụng các bổ ngữ
Lời giải chi tiết:
Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho cảm giác tươi mới, chan hòa của ánh nắng được tăng lên gấp bội
→Đáp án B
Câu 8. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ “Gió theo lối gió mây đường mây”? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và phân tích câu thơ
Lời giải chi tiết:
Câu thơ“Gió theo lối gió mây đường mây”có nghĩa là:
Thể hiện nỗi xót xa, sự chia lìa, ngăn cách,… trong lòng nhà thơ. Hàn Mặc Tử cảm nhận thiên nhiên qua tâm trạng của chính ông.
Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và phân tích tình cảm của nhà thơ qua khổ thơ đầu
Lời giải chi tiết:
Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu:
+ Nhà thơ đã thể hiện tình yêu tha thiết đối với mảnh đất và người xứ Huế.
+ Nhà thơ đã gắn bó sâu sắc đối với mảnh đất và người xứ Huế.
Câu 10. Ấn tượng của anh /chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. |
Phương pháp giải:
Dựa vào phân tích ở trên và nêu ấn tượng của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Một vài gợi ý về câu trả lời:
+Ấn tượng về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ.
+Ấn tượng sâu sắc về mỗi khổ thơ.
PHẦN VIẾT
Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận: Tâm hồn của nhân vật Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này.
Bước 2: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Gợi ý:
Tâm hồn nhân vật Từ Thức: Giàu lòng nhân ái; lãng mạn, bay bổng; say mê vẻ đẹp thiên nhiên; ham thích tiêu dao, du ngoạn.
- Đánh giá chung
+ Nhân vật Từ Thức điển hình cho lối sống không màng danh lợi, “lánh đục về trong” của tầng lớp Nho sĩ thời phong kiến.
+ Hành động từ quan của Từ Thức đặt ra nhiều lối ứng xử trước thời cuộc, nhiều luồng ý kiến trái chiều trong cả xã hội xưa và nay.
Bảo kính cảnh giới
Đề thi giữa kì 1
Chương 2. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại
Chương 9. Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
SBT TOÁN TẬP 1 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10