Kiểm tra 6.1
Kiểm tra 6.1
Kiểm tra 6.1 (trang 81, SGK GDQP&AN)
Mục đích và yêu cầu chuyển thương là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào SGK trang 81
Lời giải chi tiết:
Mục đích: nhằm nhanh chóng đưa người bị thương đến nơi an toàn, đến cơ sở y tế để điều trị.
Yêu cầu: phải thích hợp với yêu cầu của vết thương. Người bị thương gãy xương đùi, có vết thương cột sống phải được vận chuyển bằng cáng cứng.
Kiểm tra 6.2
Kiểm tra 6.2
Kiểm tra 6.2 (trang 81, SGK GDQP&AN)
Kĩ thuật thực hiện các phương pháp chuyển thương nêu trên như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào SGK trang 81
Lời giải chi tiết:
Kĩ thuật thực hiện các phương pháp chuyển thương nêu trên:
- Chuyển người bị thương bằng tay không:
+ Bước 1. Chuẩn bị tư thế người bệnh, người vận chuyển. Nhẹ nhàng đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, tách 2 chân, 2 tay người bệnh sang hai bên thân mình; người vận chuyển tiếp cận từ phía dưới chân người bệnh, chận thuận bước lên đặt bàn chân sát bẹn nạn nhân; chân không thuận bước lên đặt bàn chân sát nách nạn nhân.
+ Bước 2. Chuyển người bệnh từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Người vận chuyển hạ thấp trọng tâm luồn 2 tay qua nách xuống dưới vai người bệnh, nâng nạn nhân ngồi dậy, kết hợp thu chân trước về sau đỡ nạ nhân đứng dậy (ngả người cho người bệnh dựa vào người vận chuyển).
+ Bước 3. Đưa nạn nhân lên vai người vận chuyển. Người vận chuyển tay trên nắm một tay người bệnh đồng thời xoay người, hạ thấp trọng tâm, luồn tay dưới luồn qua háng, ghé vai sát khớp mu, cho thân nạn nhân dựa lên hai vai, một tay chống gối dồn sức vác người bệnh đứng dậy.
+ Bước 4. Chuyển người bệnh đến nơi an toàn và đưa người bệnh xuống. Người vận chuyển di chuyển đưa nạn nhân tới nơi an toàn, rồi hạ người bệnh xuống ngược lại với lúc vác lên. Chú ý: Thao tác vác phải kỹ thuật nhẹ nhàng, tránh thô bạo.
- Chuyển người bị thương bằng các cứng:
+ Bước 1. Chuẩn bị tư thế người bệnh, cứu thương. Nhẹ nhàng đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa. Đặt cáng bên cạnh người bệnh, cùng bên với bên có vết thương, mở rộng cáng. Hai cáng thương tiếp cận người bệnh bên phía đối diện với cáng ở tư thế quỳ, chân cao chân thấp, một người ngang ngực, một người ngang hông người bệnh. Bàn chân chân cao và đầu gối chân thấp của 2 cáng thương sát vào thân người bệnh.
+ Bước 2. Đưa người bệnh vào cáng. Hai cáng thương luồn tay xuống dưới nâng đỡ người bệnh. Cáng thương phía trên một tay đỡ cổ - vai, một tay đỡ thắt lưng; cáng thương phía dưới một tay đặt đỡ vùng hông, một tay đỡ khoeo người bệnh. Hai cáng thương phối hợp nhịp nhàng, nâng người bệnh lên, bước chân cao về phía trước 1 bước rồi cùng nhẹ nhàng đặt người bệnh vào cáng ở tư thế nằm ngửa. Đệm dưới vùng lưng, thắt lưng một gối nhỏ hoặc quần áo cuộn lại làm cột sống hơi ưỡn ra.
+ Bước 3: Cáng người bệnh. Hai cáng thương ở 2 đầu cáng, quỳ chân thấp chân cao, cùng hướng; cầm đòn cáng, dùng sức nâng cáng lên, đồng thời chuyển từ tư thế quỳ sang tư thế đứng.
+ Bước 4. Di chuyển về nơi an toàn và đưa người bệnh xuống. Khi di chuyển, hai cứu thương bước chân so le nhau. người đi trước phải giữ tốc độ đều đặn, báo cho người đi sau biết những chỗ khó đi để tránh. Khi cáng trên đường dốc, phải giữ cáng thăng bằng hoặc đầu người bệnh hơi cao hơn chân. Khi cáng lên dốc phải cho đầu người bệnh đi trước, khi cáng xuống dốc, phải cho đầu người bệnh đi sau. Khi cáng người bệnh về nơi an toàn cứu thương đưa người bệnh ra khỏi cáng ngược lại so với kỹ thuật cáng người bệnh lên. Hai cứu thương phối hợp nhịp nhàng đặt cáng xuống đất. Đưa người bệnh ra khỏi võng: Hai cáng thương tiếp cận người bệnh như khi đưa người bệnh vào cáng; bàn chân quỳ cao áp sát cáng, đầu gối chân quỳ thấp cách bàn chân quỳ cao 1 bước chân. Hai cáng thương phối hợp nhẹ nhàng nâng người bệnh lên đồng thời thu chân quỳ cao về phía sau 1 bước sao cho bàn chân chân này ngang gối chân quỳ thấp, cùng nhẹ nhàng đặt người bệnh xuống
Chương I: Mở đầu
Chương III. Động lực học
Hello!
Chủ đề 2. Điều lệnh đội ngũ và chiến thuật bộ binh
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến