1. Văn bản 1: Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương)
2. Văn bản 2: Nhớ đồng (Tố Hữu)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa)
4. Thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình, từ tượng thanh
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Chái bếp (Lý Hữu Lương)
6. Viết: Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
7. Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
8. Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
9. Ôn tập bài 1
1. Văn bản 1: Bạn đã biết gì về sóng thần?
2. Văn bản 2: Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng
3. Đọc kết nối chủ điểm: Mưa xuân II (Nguyễn Bính)
4. Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim (Đỗ Hợp tổng hợp)
6. Viết: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
7. Nói và nghe: Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
8. Ôn tập bài 2
1. Văn bản 1: Bức tranh của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tô)
2. Văn bản 2: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu (Vũ Nho)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)
4. Thực hành tiếng Việt: từ Hán Việt
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI (Chương Thâu)
6. Viết: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống
7. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
8. Ôn tập bài 3
1. Văn bản 1, 2: Vắt cổ chày ra nước - May không đi giày
2. Văn bản 3, 4: Khoe của - Con rắn vuông
3. Đọc kết nối chủ điểm: Tiếng cười có lợi ích gì? (Theo O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn)
4. Thực hành tiếng Việt: Nghĩa tường mình, nghĩa hàm ẩn của câu - Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Văn hay
6. Viết: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
7. Nói và nghe: Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống
8. Ôn tập bài 4
1. Văn bản 1: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)
2. Văn bản 2: Cái chúc thư (Vũ Đình Long)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Loại vi trùng quý hiếm (A-zít Nê-xin)
4. Thực hành tiếng Việt: Trợ từ và thán từ
5. Đọc mở rộng theo thể loại: "Thuyền trưởng tàu viễn dương" (Lưu Quang Vũ)
6. Viết: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
7. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
8. Ôn tập bài 5
1. Nội dung câu hỏi
Bài viết của em được chọn để tham gia buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên” do nhà trường tổ chức. Dựa vào bài viết, em hãy trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm.
2. Phương pháp giải
Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản.
3. Lời giải chi tiết
Vài năm trở lại đây, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rộ lên 1 phong trào, đó là “bỏ phố về quê”. Rời xa thành phố để về miền quê tít tắp hít hà làn gió trong veo , bỏ lại đô thị vài hôm để đắm mình trong suối mát lành nơi làng bản . Rồi ta mới chợt nhận ra, từ khi nào mình lại ước ao một môi trường trong lành đến thế , từ khi nào nơi ta sống khói bụi lại mịt mù như vậy . À! Nó đã bắt đầu từ lâu lắm rồi, từ khi ta còn chưa kịp nhận ra, từ khi con người ta vô tình làm ô nhiễm môi trường.
Xã hội phát triển cũng đồng nghĩa con người ngày càng bận rộn. Bận đến mức nếu ta đọc được tin tức việc môi trường bị tàn phá thì cũng vội vàng lướt qua, hoặc nếu có đọc thì đọng lại trong ta chỉ đơn giản là mẩu tin hàng ngày, hiếm có người chịu dành vài phút để suy nghĩ về nó. Điều đó cũng dễ hiểu vì nếu chỉ nghĩ thoáng qua thì ô nhiễm môi trường và đồng lương hàng tháng đâu có liên quan mật thiết với nhau. Và đôi khi bận rộn chỉ là cái cớ để ta quên đi sự vô tình của mình. Vì thế nên việc giải thích về “ ô nhiễm môi trường” tưởng chừng là điều thừa thãi cũng trở nên cần thiết. . Trước hết, môi trường được định nghĩa là tất cả những vật chất bao quanh cuộc sống. Nó bao gồm đất, nước , không khí ,rừng xanh và muôn loài đang sinh sống trên Trái Đất này, trong đó có cả loài người chúng ta. Vậy ô nhiễm môi trường thực chất là những biến đổi của các yếu tố trong tự nhiên theo chiều hướng tiêu cực. Đất đai bị ô nhiễm qua việc bị xói mòn, khô cằn và sạt lở. Nước bị ô nhiễm bởi nhiễm phóng xạ, nhiễm chì, nhiễm các chất thải do người dân và các nhà máy thải ra. Không khí ngày càng bụi bặm. Tất cả vật chất tự nhiên dần bị nhiễm độc và nhiễm bẩn tác động của con người.
Ô nhiễm môi trường đang ở tình trạng báo động. Nó nặng nề tới mức tất cả các phương tiện truyền thông và báo chí đều đưa tin. Khí thải do ngành công nghiệp xả vào bầu trời làm mất đi vẻ xanh trong vốn có, nhưng đó vẫn chưa phải điều tồi tệ nhất, khí Cacbonic của ngành công nghiệp đã làm xuất hiện lỗ thủng ở tầng Ozon và lỗ thủng này ngày càng lớn. Tầng ozon bị thủng dẫn tới các tia bức xạ mặt trời sẽ không bị cản lại mà cứ thế chiếu xuống trái đất, dẫn tới các bệnh ngoài da của con người trong đó có ung thư da. Khí thải carbonic ra môi trường làm biến đổi khí hậu và sự nóng lên từng ngày của Trái Đất. Việc nóng lên của trái đất khiên băng 2 cực đang tan chảy và làm cho mực nước biển dâng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học , đến năm 2050 Đông bằng sông Cử Long sẽ ngập trong nước biển, đồng nghĩa với việc vựa lúa lớn nhất nước ta sẽ biến mất. Đúng là ô nhiễm môi trường không ảnh hưởng tới đồng lương cuối tháng , nhưng sẽ làm bát cơm của hậu thế trở nên mặn mòi. Môi trường bị tàn phá cũng dẫn tới sự tiệt chủng của 1 số loài động vật. Loài tê giác ở Việt Nam hiện nay đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn, những cá thể còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Loài gấu Bắc Cực cũng đang rất báo động vì băng tan dẫn đến chúng không có nơi để sinh sống. “Rừng vàng, biển bạc” ngày trước cũng không còn trù phú nữa. Rừng bị đốt để lấy đất canh tác, khu vực bờ biển bị ô nhiễm do chất thải.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đều nằm ở ý thức của con người. Các nhà máy xí nghiệp đua nhau sản xuất, cạnh tranh giá cả từng chút một, nên mặc dù họ biết nhưng vẫn bỏ qua các công tác xử lí nước và khí thải. Phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là ô tô và xe máy, những phương tiện sử dụng động cơ đốt trong này ngoài việc gây ô nhiễm tiếng ồn, chúng cũng thải khí độc hại ra môi trường. Người dân cũng vì sự tiện lợi và tiết kiệm trước mắt để sử dụng và xả túi nilon cùng các vật liệu làm bằng nhựa ra môi trường. Nếu những vật thể này vứt xuống nước sẽ khiến các loài dưới nước nuốt phải, nếu vùi vào lòng đất sẽ khiến đất nhiễm các hạt vi nhựa và gây xói mòn.
Để bảo vệ môi trường thì có rất nhiều cách. Hiện tại rất nhiều người đang triển khai hành động giảm thải rác nhựa bằng cách sử dụng những chiếc túi vải khi đi chợ, mang theo hộp cá nhân khi đi mua đồ tại các cửa hàng để không mang theo túi nhựa về nhà. Nhiều siêu thị đã dùng lá chuối gói thực phẩm thay vì sử dụng túi ni lông như trước kia. Các cửa hàng đồ ăn, đồ uống cũng tích cực đưa ra khuyến mãi, quà tặng khi cá nhân đến mua hàng mang theo sẵn cốc, hộp để đựng. Đây là một việc làm tốt, tích cực và đang dần lan rộng tới cộng đồng. Bên cạnh đó, các trường học cũng cần phải chú trọng trong việc dạy các học sinh về cách phân loại rác để giúp rút quá trình phân loại rác cực khổ từ các công nhân vệ sinh môi trường. Uỷ ban nhân dân của làng, xã cũng nên có kế hoạch tổng hợp rác về chung một địa điểm tập kết để mang đi xử lí, xây dựng đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp.
Bảo vệ môi trường không phải vấn đề cá nhân mà là vấn đề của toàn xã hội. Mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức để gìn giữ môi trường vì chính mình và thế hệ tương lai
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 8
Chủ đề 3. Khối lượng riêng, áp suất và moment lực
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu hỏi tự luyện Sử 8
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8