1. Tiểu sử
- Thanh Hải (1930-1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn.
- Quê quán: Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- Từ năm 1954 đến năm 1964 ông làm cán bộ tuyên huấn.
- Từ năm 1964 đến năm 1967 ông phụ trách báo cờ giải phóng của thành phố Huế sau đó làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
- Tiếp đó sau năm 1975 ông được làm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên cùng đó là Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
2. Sự nghiệp
a. Sự nghiệp sáng tác
Trong suốt 50 năm cuộc đời của ông, Thanh Hải có 5 tập thơ:
- Những đồng chí trung kiên (1962) tập thơ.
- Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1972) tập thơ.
- Mùa xuân nho nhỏ (11/1980), khoảng 1 tháng trước khi ông qua đời. Lúc đó ông đang ốm nặng và phải điều trị ở bệnh viện Bạch Mai.
- Ánh Mắt (1956).
- Mưa xuân trên đất này (1982) tập thơ.
b. Phong cách nghệ thuật
- Thanh Hải thường viết về thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống.
- Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết.
Sơ đồ tư duy về tác giả Thanh Hải:
Bài 4: Bảo vệ hoà bình
Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI
Bài 5. Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999