Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1 : Điều kiện để biểu thức\(A = \dfrac{{2017}}{{\sqrt x - 1}}\) xác định là:
A.\(x > 0\)
B.\(x > 1\)
C.\(x > 0,x \ne 1\)
D.\(x \ge 0,x \ne 1\)
Câu 2 (TH): Cho\(\sqrt {x - 1} = 2\), giá trị của \(x\) là:
A.\( - 3\) B.3
C.\( - 1\) D.5
Câu 3 : Cho biểu thức \(P = \sqrt {\dfrac{{5a}}{{32}}} .\sqrt {\dfrac{{2a}}{5}} \) với \(a \ge 0\), kết quả thu gọn của \(P\) là:
A.\(\dfrac{{\sqrt a }}{{16}}\). B.\(\dfrac{a}{4}\).
C.\(\dfrac{a}{{16}}\). D.\(\dfrac{{\sqrt a }}{4}\).
Câu 4 : Trong các hàm số dưới đây, hàm số bậc nhất có đồ thị đi qua điểm \(A\left( {1;4} \right)\)là:
A.\(y = {x^2} + 3\) B.\(y = x - 3\)
C.\(y = 4x\). D.\(y = 4 - x\).
Câu 5 : Cho 2 đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right):y = \left( {{m^2} + 1} \right)x + 2\) và \(\left( {{d_2}} \right):y = 5x + m\). Hai đường thẳng đó trùng nhau khi:
A.\(m = \pm 2\) B.\(m = 2\)
C.\(m = - 2\) D.\(m \ne \pm 2\)
Câu 6 : Cho tam giác ABC vuông tại A. Trong các hệ thức sau, hệ thức đúng là:
A.\(\sin C = \dfrac{{BC}}{{AC}}\)
B.\(\cos C = \dfrac{{BC}}{{AC}}\)
C.\(\tan C = \dfrac{{AB}}{{AC}}\)
D.\(\cot C = \dfrac{{AB}}{{AC}}\)
Câu 7 : Cho hai điểm phân biệt A, B. Số đường thẳng đi qua hai điểm A, B là:
A.0 B.1
C.2 D.Vô số
Câu 8 : Cho hình vẽ, MA và MB là hai tiếp tuyến của đường tròn \(\left( {O,3cm} \right)\), \(MA = 4cm\). Độ dài đoạn thẳng AB là: A.4,8cm B.2,4cm C.1,2cm D.9,6cm
|
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Cho hai biểu thức \(A = \dfrac{{\sqrt x - 5}}{{\sqrt x }}\) và \(B = \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 5}} - \dfrac{{3\sqrt x }}{{x - 25}}\) với\(x > 0,x \ne 25\).
a) Tính giá trị biểu thức \(A\) khi\(x = 81\).
b) Cho\(P = A.B\), chứng minh rằng \(P = \dfrac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x + 5}}\)
c) So sánh \(P\) và\({P^2}\).
Câu 2: (2 điểm)
Cho hàm số \(y = \left( {m + 2} \right)x + 2{m^2} + 1\) (\(m\)là tham số)
a)Vẽ đồ thị hàm số trên khi\(m = - 1\).
b)Tìm \(m\)để hai đường thẳng \(\left( d \right)y = \left( {m + 2} \right)x + 2{m^2} + 1\)và \(\left( {d'} \right):y = 3x + 3\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung.
Câu 3: (3,5 điểm)
Cho đường tròn \(\left( O \right)\) đường kính AB và điểm C thuộc đường tròn \(\left( O \right)\)(C khác Avà B) sao cho\(AC > BC\). Qua O vẽ đường thẳng vuông góc với dây cung AC tại H. Tiếp tuyến tại Acủa đường tròn \(\left( O \right)\) cắt OHtại D. Đoạn thẳng DB cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại E.
a) Chứng minh \(HA = HC,\angle DCO = {90^o}\)
b) Chứng minh rằng \(DH.DO = DE.DB\)
c) Trên tia đối của tia EA lấy điểm F sao cho Elà trung điểm cạnh AF. Từ F vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng AD tại K. Đoạn thẳng FK cắt đường thẳng BC tại M. Chứng minh\(MK = MF\).
Câu 4: (0,5 điểm)
Cho các số dương \(x,y\) thoả mãn\(x + y \le \dfrac{4}{3}\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức
\(S = x + y + \dfrac{3}{{4x}} + \dfrac{3}{{4y}}\)
LG trắc nghiệm
Lời giải chi tiết:
Phần I:
1D | 2D | 3B | 4C |
5B | 6C | 7B | 8A |
LG bài 1
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Cho hai biểu thức \(A = \dfrac{{\sqrt x - 5}}{{\sqrt x }}\) và \(B = \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 5}} - \dfrac{{3\sqrt x }}{{x - 25}}\) với\(x > 0,x \ne 25\).
a) Tính giá trị biểu thức \(A\) khi \(x = 81\).
Với\(x = 81\) ta có\(A = \dfrac{{\sqrt {81} - 5}}{{\sqrt {81} }} = \dfrac{{9 - 5}}{9} = \dfrac{4}{9}\).
Vậy với \(x = 81\) ta có\(A = \dfrac{4}{9}\).
b) Cho \(P = A.B\), chứng minh rằng \(P = \dfrac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x + 5}}\)
\(\begin{array}{l}B = \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 5}} - \dfrac{{3\sqrt x }}{{x - 25}}\\\;\;\; = \dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x + 5} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 5} \right)\left( {\sqrt x + 5} \right)}} - \dfrac{{3\sqrt x }}{{\left( {\sqrt x - 5} \right)\left( {\sqrt x + 5} \right)}}\\\;\;\; = \dfrac{{x + 5\sqrt x - 3\sqrt x }}{{\left( {\sqrt x - 5} \right)\left( {\sqrt x + 5} \right)}} = \dfrac{{x - 2\sqrt x }}{{\left( {\sqrt x - 5} \right)\left( {\sqrt x + 5} \right)}}.\end{array}\)
Xét\(P = A.B = \dfrac{{\sqrt x - 5}}{{\sqrt x }}.\dfrac{{x + 2\sqrt x }}{{\left( {\sqrt x - 5} \right)\left( {\sqrt x + 5} \right)}} \)\(\;= \dfrac{{\sqrt x - 5}}{{\sqrt x }}.\dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x + 2} \right)}}{{\left( {\sqrt x + 5} \right)\left( {\sqrt x - 5} \right)}} \)\(\;= \dfrac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x + 5}}\).
Vậy \(P = \dfrac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x + 5}}\).\(\)
c) So sánh \(P\) và \({P^2}\).
Xét hiệu \(P - {P^2} = P\left( {1 - P} \right)\).
Nhận thấy: \(\left\{ \begin{array}{l}\sqrt x + 2 > 0\;\forall x > 0\\\sqrt x + 5 > 0\;\forall x > 0\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x + 5}} > 0\;\forall x > 0 \Rightarrow P > 0\;\forall x > 0\). (1)
Xét \(1 - P = 1 - \dfrac{{\sqrt x + 2}}{{\sqrt x + 5}} = \dfrac{{\sqrt x + 5 - \left( {\sqrt x + 2} \right)}}{{\sqrt x + 5}} = \dfrac{3}{{\sqrt x + 5}}\).
Vì \(\sqrt x + 5 > 0\;\forall x > 0\)
\(\Rightarrow \dfrac{3}{{\sqrt x + 5}} > 0\;\forall x > 0 \Rightarrow 1 - P > 0\;\forall x > 0\). (2)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow P\left( {1 - P} \right) > 0\;\forall x > 0 \Rightarrow P - {P^2} > 0\;\forall x > 0 \Rightarrow P > {P^2}\;\forall x > 0\).
Vậy \(P > {P^2}\) với mọi x thỏa mãnĐKXĐ.
LG bài 2
Lời giải chi tiết:
Câu 2:
Cho hàm số \(y = \left( {m + 2} \right)x + 2{m^2} + 1\) (\(m\)là tham số)
a) Vẽ đồ thị hàm số trên khi\(m = - 1\).
Với \(m = - 1\) ta có hàm số có dạng:\(y = x + 3\)
Chọn\(x = 0 \Rightarrow y = 3 \Rightarrow \)\(A\left( {0;3} \right)\)thuộc đồ thị hàm số
Chọn\(y = 0 \Rightarrow x + 3 = 0 \Leftrightarrow x = - 3 \Rightarrow B\left( { - 3;\;0} \right)\) thuộc đồ thị hàm số.
Từ đó ta có đồ thị hàm số:
b)Tìm \(m\)để hai đường thẳng \(\left( d \right)y = \left( {m + 2} \right)x + 2{m^2} + 1\)và \(\left( {d'} \right):y = 3x + 3\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung.
Phương trình của trục tung có dạng \(x = 0\). Thay \(x = 0\) vào hàm số \(\left( {d'} \right):y = 3x + 3\) ta có \(y = 3\)
Suy ra \(A\left( {0;3} \right)\) là giao điểm của\(\left( {d'} \right):y = 3x + 3\) và trục tung.
Vì hai đường thẳng \(\left( d \right):y = \left( {m + 2} \right)x + 2{m^2} + 1\)và \(\left( {d'} \right):y = 3x + 3\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung nên điểm \(A\left( {0;3} \right)\) thuộc đường thẳng \(\left( d \right):y = \left( {m + 2} \right)x + 2{m^2} + 1\)
\( \Rightarrow 3 = \left( {m + 2} \right).0 + 2{m^2} + 1 \Leftrightarrow {m^2} = 1 \Leftrightarrow m = \pm 1\).
Với \(m = 1 \Rightarrow y = 3x + 3 \Rightarrow \)\(\left( d \right)\) trùng với \(\left( {d'} \right):y = 3x + 3\) (loại vì nếu hai đường thẳng trùng nhau thì không thể cắt nhau tại 1 điểm)
Với \(m = - 1 \Rightarrow y = x + 3\) (thỏa mãn)
Vậy\(m = - 1\) là giá trị cần tìm.
LG bài 3
Lời giải chi tiết:
Câu 3:
Cho đường tròn \(\left( O \right)\) đường kính AB và điểm C thuộc đường tròn \(\left( O \right)\)(C khác Avà B) sao cho\(AC > BC\). Qua O vẽ đường thẳng vuông góc với dây cung AC tại H. Tiếp tuyến tại A của đường tròn \(\left( O \right)\) cắt OH tại D. Đoạn thẳng DB cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại E
a)Chứng minh \(HA = HC,\angle DCO = {90^o}\)
Xét tam giác AOC có: \(AO = CO\)(do cùng là bán kính), suy ra tam giác AOC cân tại O
Mà có OH là đường cao ứng với đỉnh O nên OH đồng thời cũng là trung trực của AC
Suy ra \(HA = HC\). (đpcm)
Xét tam giác AOC cân tại O có OH là đường cao, suy ra OH đồng thời là đường phân giác
\( \Rightarrow \angle AOH = \angle COH\).
Xét tam giác DOC và tam giác DOA có:
+) Chung cạnh OD
+) \(AO = CO\)(do cùng là bán kính)
+) \(\angle AOH = \angle COH\)
\( \Rightarrow \Delta DOC = \Delta DOA \Rightarrow \angle DCO = \angle DAO = {90^o}\)(do AD là tiếp tuyến nên \(\angle DAO = {90^o}\))\(\)\(\)
b)Chứng minh rằng \(DH.DO = DE.DB\)
Xét tam giác vuông ADO vuông tại A có AHlà đường cao
\( \Rightarrow A{D^2} = DH.DO\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông) (1)
Xét tam giác vuông DABvuông tại A có AElà đường cao ( AE vuông góc với BD do \(\angle AEB\)là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
\( \Rightarrow A{D^2} = DE.DB\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(DH.DO = DE.DB\;\;\left( { = A{D^2}} \right)\) (đpcm) \(\)\(\)
c) Trên tia đối của tia EA lấy điểm F sao cho Elà trung điểm cạnh AF. Từ F vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng AD tại K. Đoạn thẳng FKcắt đường thẳng BC tại M. Chứng minh\(MK = MF\).
Kéo dài BM cắt AD tại G, GF cắt AB tại L
Xét tam giác ABG có:
\(\begin{array}{l}DO//BG\;\left( { \bot AC} \right)\\OA = OB\;\left( { = R} \right)\end{array}\)
\( \Rightarrow AD = DG\) (tính chất đường trung bình)
Xét tam giác GFA có:
+) D là trung điểm củaAG (do\(AD = DG\))
+)E là trung điểm của AF (giả thiết)
\( \Rightarrow \)DE song song với GF(tính chất đường trung bình)
Xét tam giác GAL có:
+) D là trung điểm AG (do \(AD = DG\))
+) DB song song với GL (do DE song song với GF)
Suy ra B là trung điểm của AL (tính chất đường trung bình), suy ra\(AB = \dfrac{1}{2}AL\)\(\)
Xét tam giác GKM có KM song song với AB (do cùng vuông góc với AG)
\( \Rightarrow \dfrac{{KM}}{{AB}} = \dfrac{{KG}}{{AG}}\) (định lí Ta-lét) (3)
Xét tam giác GAL có KF song song với AL (do cùng vuông góc với AG)
\( \Rightarrow \dfrac{{KF}}{{AL}} = \dfrac{{GK}}{{AG}}\) (định lí Ta-lét) (4)
Từ (3) và (4) \( \Rightarrow \dfrac{{KM}}{{AB}} = \dfrac{{KF}}{{AL}}\). Mà có \(AB = \dfrac{1}{2}AL\) (cmt)
\( \Rightarrow KM = \dfrac{1}{2}KF \Rightarrow MF = KF - KM = KF - \dfrac{1}{2}KF = \dfrac{1}{2}KF \Rightarrow KF = KM\)(đpcm).
LG bài 4
Lời giải chi tiết:
Cho các số dương \(x,y\) thoả mãn\(x + y \le \dfrac{4}{3}\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức\(S = x + y + \dfrac{3}{{4x}} + \dfrac{3}{{4y}}\)
Ta có: \(S = \left( {x + \dfrac{4}{{9x}}} \right) + \left( {y + \dfrac{4}{{9y}}} \right) + \dfrac{{11}}{{36}}\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}} \right)\).
Áp dụng bất đẳng thức Co-si có:
\(\begin{array}{l} + )\;x + \dfrac{4}{{9x}} \ge 2\sqrt {x.\dfrac{4}{{9x}}} = 2.\sqrt {\dfrac{4}{9}} = \dfrac{4}{3}\\ + )\;y + \dfrac{4}{{9y}} \ge 2\sqrt {y.\dfrac{4}{{9y}}} = 2\sqrt {\dfrac{4}{9}} = \dfrac{4}{3}\end{array}\)
Chứng minh bất đẳng thức phụ:
\(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} \ge \dfrac{4}{{x + y}} \Leftrightarrow \dfrac{{x + y}}{{xy}} \ge \dfrac{4}{{x + y}} \Leftrightarrow {\left( {x + y} \right)^2} \ge 4xy \Leftrightarrow {\left( {x - y} \right)^2} \ge 0\)(luôn đúng)
Áp dụng bất đẳng thức phụ trên có: \(\dfrac{{11}}{{36}}\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}} \right) \ge \dfrac{{11}}{{36}}.\dfrac{4}{{x + y}}\)
Mà có \(x + y \le \dfrac{4}{3} \Rightarrow \dfrac{{11}}{{36}}.\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}} \right) \ge \dfrac{{11}}{{36}}.\dfrac{4}{{x + y}} \ge \dfrac{{11}}{{36}}.\dfrac{4}{{\dfrac{4}{3}}} = \dfrac{{11}}{{12}}\).
\( \Rightarrow S = \left( {x + \dfrac{4}{{9x}}} \right) + \left( {y + \dfrac{4}{{9y}}} \right) + \dfrac{{11}}{{36}}\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}} \right) \ge \dfrac{4}{3} + \dfrac{4}{3} + \dfrac{{11}}{{12}} = \dfrac{{43}}{{12}}\).
Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{4}{{9x}}\\y = \dfrac{4}{{9y}}\\x + y = \dfrac{4}{3}\\x = y\end{array} \right. \Leftrightarrow x = y = \dfrac{2}{3}\)
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức là \(\dfrac{{43}}{{12}}\) khi\(x = y = \dfrac{2}{3}\).
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Toán 9 tại Tuyensinh247.com
Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Lăk
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Ninh
CHƯƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ