Phần 1. Giới thiệu chương trình môn sinh học và các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Bài 1. Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lý thuyết
CH tr 6 MĐ
CH tr 6 CH 1
CH tr 7 CH 2
CH tr 7 LT 1
CH tr 7 LT 2
CH tr 8 CH 3
CH tr 8 CH 4
CH tr 9 CH 5
CH tr 9 VD 1
CH tr 9 CH 6
CH tr 10 CH 7-8-9
CH tr 10 LT 4
CH tr 11 CH 10-11
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lý thuyết
CH tr 6 MĐ
CH tr 6 CH 1
CH tr 7 CH 2
CH tr 7 LT 1
CH tr 7 LT 2
CH tr 8 CH 3
CH tr 8 CH 4
CH tr 9 CH 5
CH tr 9 VD 1
CH tr 9 CH 6
CH tr 10 CH 7-8-9
CH tr 10 LT 4
CH tr 11 CH 10-11

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết giới thiệu chương trình môn sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững - Sinh 10 Cánh diều

CH tr 6 MĐ

Kể tên những chủ đề về thế giới sống mà em đã học.

Phương pháp giải:

Nhớ lại các chủ đề về thế giới sống mà em đã học ở chương trình THCS.

Lời giải chi tiết:

Những chủ đề về thế giới sống mà em đã học: Động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật, virus,...

CH tr 6 CH 1

Lấy ví dụ các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật hoặc động vật.

Phương pháp giải:

Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học gồm:

+ Sinh học phân tử

+ Sinh học tế bào

+ Sinh lí học

+ Hóa sinh học

+ Sinh thái học

+ Di truyền học

+ Sinh học tiến hóa

Lời giải chi tiết:

Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật:

+ Sinh học phân tử

+ Sinh học tế bào thực vật

+ Sinh lí thực vật

+ Hóa sinh học

+ Sinh thái học – phân loại thực vật

+ Di truyền học

+ Sinh học tiến hóa thực vật

Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là động vật:

+ Sinh học phân tử

+ Sinh học tế bào động vật

+ Sinh lí người và động vật

+ Hóa sinh học

+ Sinh thái học – phân loại động vật

+ Di truyền học

+ Sinh học tiến hóa động vật

CH tr 7 CH 2

Học tập môn Sinh học mang lại cho các em những hiểu biết và ứng dụng gì?

Phương pháp giải:

 Học tập môn sinh học đã giúp em:

- Hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh; Bồi đắp phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; Có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một các sáng tạo.

Lời giải chi tiết:

 Học tập môn sinh học đã giúp em: Hiểu biết hơn về thế giới sống xung quanh, thêm yêu lao động, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài sinh vật sống và chăm sóc sức khỏe bản thân đúng cách.

Một số ứng dụng sinh học mà em biết:

- Lên men rượu bia, lên men sữa chua

- Muối chua: dưa chua, kim chi, cà muối

- Sản xuất vaccine chữa bệnh

- …

CH tr 7 LT 1

Hãy cho một ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của gia đình em.

Lời giải chi tiết:

Một số ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của gia đình em:

- Sức khỏe: Cả gia đình em đều được tiêm vaccine phòng chống Cov-19

- Dinh dưỡng: Mẹ em làm sữa chua cho cả nhà để tăng các lợi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

- Sinh thái: Ông bà em trồng nhiều cây xanh giúp chắn bụi, giúp không khí gia đình luôn trong lành; Bố em loại bỏ ao tù, vũng đọng quanh nhà để muỗi không phát triển.

CH tr 7 LT 2

Câu 1: Cho ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống ở hình 1.2.

Câu 2: Kế thêm vai trò của sinh học trong cuộc sống hàng ngày.

Phương pháp giải:

1. Sinh học có nhiều vai trò khác nhau:

- Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe, trị bệnh

- Cung cấp lương thực thực phẩm

- Bảo vệ, cải thiện môi trường,…

Từ đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân

2. Dựa vào các kiến thức đã học về vai trò của Sinh học trong cuộc sống và quan sát thực tế của em.

Lời giải chi tiết:

Câu 1:

Ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống:

- Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe, trị bệnh:

+ Sản xuất các chế phẩm từ vaccine giúp phòng bệnh;

+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lí giúp cơ thể khỏe mạnh

- Cung cấp lương thực thực phẩm:

+ Lai tạo và nhân giống các giống cây trồng cho năng suất cao;

+ Chế biến thực phẩm lên men như: sữa chua, dưa muối, cà muối, kim chi,...

+ Sản xuất các sản phẩm lên men: mì chính, rượu, bia

- Bảo vệ, cải thiện môi trường:

+ Trồng thủy trúc trên bè nổi giúp hấp thụ kim loại nặng, cải thiện ô nhiễm nguồn nước.

+ Trồng cây trúc đào ven đường giúp cải thiện mỹ quan đô thị, cây trúc đào có thể hấp thụ Carbon monoxide (CO) trong khí thải xe cộ từ đó giúp giảm ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính.

- Phát triển kinh tế xã hội:

+ Tạo ra những giống cây trồng có năng suất vượt trội phục vụ cho xuất khẩu.

+ Sản xuất các sản phẩm lên men, có giá trị kinh tế cao.

Câu 2:

Các ứng dụng của sinh học được ứng dụng vào cuộc sống như:

- Công tác ủ phân chuồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

- Lên men các loại sữa, hoa quả trong công nghiệp chế biến thực phẩm

- Trồng các loại cây cảnh trong gia đình giúp hấp thu các chất gây ô nhiễm.

CH tr 8 CH 3

Tìm thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu nội dung I.4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hai hướng: mở cộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vimo (gene, enzyme,...) và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyển,...).

CH tr 8 CH 4

Học môn Sinh học có thể giúp em chọn những ngành nghề gì trong tương lai?

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Học môn Sinh học có thể giúp em chọn nhiều ngành nghề khác nhau, từ nghiên cứu giảng dạy đến sản xuất, chăm sóc sức khoẻ hay hoạch định chính sách.

CH tr 9 CH 5

Vì sao Công nghệ sinh học lại được cho là “ngành học của tương lai”?

Phương pháp giải:

Công nghệ sinh học được ứng dụng trong tất cả các mặt của sinh học.

Lời giải chi tiết:

Công nghệ sinh học sẽ ngày càng phát triển theo sự phát triển của sinh học, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

CH tr 9 VD 1

Hãy tìm và giới thiệu với các bạn của mình những ngành nghề liên quan đến sinh học, triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ngành nghiên cứu hay Công nghệ sinh học là một ngành nghề đang rất phát triển của khoa học sinh học. Công nghệ sinh học sẽ ngày càng phát triển theo sự phát triển của sinh học, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

CH tr 9 CH 6

Nêu mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững. Cho ví dụ minh hoạ.

Phương pháp giải:

Quan sát sơ đồ dưới đây:

 

                                                                                             

Hình 14. Phát triển bền vững là sự kết hợp ha hoa giữa ba hệ thống

(Viện nghiên cứu quốc tế về môi trường và phát triển IIED, 1995)

Phát triển bền vững là sự phát trên nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế. Có thể nói phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Lời giải chi tiết:

Bảo đảm sự bền vững của môi trường tự nhiên giúp, đảm bảo an ninh lương thực, giảm thiểu thiên tai, đảm bảo bền vững tài nguyên thiên nhiên, giúp phát triển kinh tế xã hội, xã hội phát triển xã giúp con người nâng cao ý thức về bào vệ môi trường.

Một ví dụ về phát triển bền vững có thể là chặt cây theo cách có kiểm soát miễn là việc tái trồng cây của chúng được thích nghi và đảm bảo phục hồi đủ số lượng cây xanh.

CH tr 10 CH 7-8-9

Câu 7. Hãy nêu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội.

Câu 8. Phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường có mối quan hệ như thế nào?

Câu 9. Trình bày các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

8. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững là một chiến lược sống còn của nhân loại.

Môi trường quyết định đến sự ổn định của xã hội. Trách nhiệm của xã hội với bảo vệ môi trường.

9. Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam: chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình để đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

Lời giải chi tiết:

Câu 7:

Sinh học trong phát triển kinh tế

- Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.

- Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.

Sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội

- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

- Vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

Câu 8:

Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững là một chiến lược sống còn của nhân loại.

Môi trường quyết định sự ổn định của xã hội và ngược lại xã hội luôn có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp tới môi trường.

Câu 9:

- Chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình để đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

CH tr 10 LT 4

Lấy ví dụ cho mỗi vai trò của sinh học trong phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết:

Sinh học trong phát triển kinh tế: Giống lúa lai Quốc Hương ưu số 5 - có khả năng chống sâu bệnh tốt, cho sản lượng cao 9,5 - 10 tấn/ha

Sinh học trong bảo vệ môi trường: Các bè thủy trúc trên sông Tô Lịch góp phần hấp thụ các kim loại nặng, giúp lọc nước.

Sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội: Giống gạo vàng thích nghi với khí hậu khắc nghiệt Châu Phi - cho sản lượng cao giúp xóa đối giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

CH tr 11 CH 10-11

Câu 10: Tìm ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội.

Câu 11: Lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất có vi phạm đạo đức sinh học không? Giải thích.

Phương pháp giải:

10. Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

Sinh học có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

11. “Đạo đức sinh học” là những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn. Ví dụ, việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm và nhận bản người là vi phạm đạo đức sinh học.

Lời giải chi tiết:

Câu 10: 

Ví dụ:

- Thành tựu của sinh học tạo ra các giống cây trồng (gạo vàng) cho sản lượng cao giúp xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

- Tìm ra vaccine để phòng chống các bệnh: Vaccine Covid - 19.

Câu 11:

Lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất là hành vi vi phạm đạo đức sinh học. Vì:

- Kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất,vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe vật nuôi cây trồng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân người tiêu thụ sản phẩm.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved