Lý thuyết
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết về Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh - CD
? trang 52
? trang 52
Trả lời câu hỏi trang 52 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 14.1, hãy phân biệt vỏ địa lí với vỏ Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục “Vỏ địa lí” và quan sát hình 14.1 SGK.
Lời giải chi tiết:
Phân biệt | Lớp vỏ Trái Đất | Lớp vỏ địa lí |
Chiều dày | Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | Khoảng 30 - 35 km (tính từ lớp ô-zôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). |
Thành phần vật chất | Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). | Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
? trang 53
? trang 53
Trả lời câu hỏi trang 53 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 14.2, hình 14.3, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Quy luật thống nhất hoàn chỉnh) và quan sát hình 14.2, 14.3 SGK.
Lời giải chi tiết:
- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
- Biểu hiện: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ ban đầu.
- Ý nghĩa: Con người có thể dự báo được các thay đổi của thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, từ đó có biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Luyện tập
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 53 SGK Địa lí 10
Hãy cho biết khi khí hậu thay đổi thì các đối tượng tự nhiên khác sẽ thay đổi như thế nào.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Khi khí hậu thay đổi thì các đối tượng tự nhiên khác sẽ thay đổi:
- Thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nhiệt độ không khí không ngừng tăng lên, khí hậu sẽ nóng và khô hơn.
- Mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng giáng thủy (lượng mưa lớn hơn ở nhiều nơi trên thế giới, cường độ các cơn bão mạnh hơn,…).
- Đất bị khô cằn, một số vùng đất bị nhấn chìm.
Vận dụng
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 53 SGK Địa lí 10
Lấy một số ví dụ thực tế ở địa phương em (hoặc nơi khác em biết) biểu hiện tác động của con người (ví dụ: xây thủy điện nhỏ, đào kênh, phá núi lấy vật liệu xây dựng, bón phân hóa học và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở ruộng lúa nước,…) đến sự thay đổi của tự nhiên.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Gần nhà em có một khu rừng đầu nguồn, tuy nhiên dạo gần đây mọi người thường xuyên chặt phá các cây gỗ to, dẫn đến tình trạng khi mưa lũ lớn, đất bị sạt lở nghiêm trọng.
Chủ đề 8: Bảo vệ môi trường tự nhiên
Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế
Mở đầu
Toán 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Chủ đề 2. Vai trò của sử học