15.1
15.1
Khi xuất hình ảnh ra tệp bitmap, tất cả các hình ảnh trong vùng làm việc sẽ được xuất. Đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức và sự hiểu biết của bản thân
Lời giải chi tiết:
Khi xuất hình ảnh ra tệp bitmap, tất cả các hình ảnh trong vùng làm việc sẽ được xuất là Sai
B. Sai.
15.2
15.2
Để xuất hình ảnh các đối tượng được chọn, ta chọn ở đâu?
A. Export area.
B. File name.
Phương pháp giải:
Chọn Export area để xuất hình ảnh các đối tượng được chọn
Lời giải chi tiết:
Để xuất hình ảnh các đối tượng được chọn, ta chọn:
A. Export area.
15.3
15.3
Để thay đổi kích thước và chất lượng ảnh, cần thay đổi giá trị số trong phần nào?
A. Export area.
B. Image size.
Phương pháp giải:
Chọn Image size để thay đổi kích thước và chất lượng ảnh
Lời giải chi tiết:
Để thay đổi kích thước và chất lượng ảnh, cần thay đổi giá trị số trong phần:
B. Image size.
15.4
15.4
Một cách mặc định, Inkscape hỗ trợ xuất tệp ảnh nào?
A. png.
B. png, jpg.
C. jpg, bmp, png.
Phương pháp giải:
Mặc định, Inkscape hỗ trợ xuất tệp ảnh png.
Lời giải chi tiết:
Một cách mặc định, Inkscape hỗ trợ xuất tệp ảnh:
A. png.
15.5
15.5
Thực hành. Em hãy vẽ hình hoa cúc, cây dừa, củ cà rốt và chú chó theo mẫu trong Hình 15.1. Kết hợp các hình đã vẽ để trang trí một chiếc áo phông đơn giản (có thể sử dụng mẫu áo trong Câu 14.12).
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 15.1 và vận dụng kiến thức đã học để thực hành vẽ
Lời giải chi tiết:
a) Để vẽ bông hoa cúc (hay các loại hoa khác), trước hết ta cần vẽ một cánh, sau đó xác định nhuỵ hoa và tạo ra các bản sao xung quanh phần nhuỵ đỏ.
Các bước vẽ cánh hoa (Hình 15.2)
- Bước 1. Vẽ một hình elip, sau đó chuyển sang đối tượng đường (Ctrl + Shift +C), ta sẽ có 4 điểm điều khiển.
- Bước 2. Sử dụng công cụ tinh chỉnh để điều chỉnh các điểm neo: thu gọn điểm điều khiển ở phía dưới cùng để cánh hoa thuôn vào trong.
- Bước 3. Chuyển điểm neo phía trên đỉnh thành điểm neo góc, điều chỉnh các điểm điều khiển để tạo nếp gấp cho cánh hoa.
b) Để về cây dừa, ta vẽ một nửa cây bên trái rồi lấy đối xứng và chỉnh màu cho nửa còn lại (Hình 15.3).
- Bước 1. Về một nửa thân cây dừa bằng công cụ bút về và một hình tròn phía trên
- Bước 2. Vẽ một tấm là bằng công cụ hình tròn, hình elip.
- Bước 3. Tạo ra các bản sao (Duplicate - Ctr + D), quay các bản sao này và di chuyển vào vị trí phù hợp.
- Bước 4. Chọn tất cả các phần đã vẽ, Duplicate, lấy đối xứng bằng cách nháy chuột vào biểu tượng . Di chuyển cụm hình đối xứng vào vị trí phù hợp
- Bước 5. Tô màu cho cây.
c) Củ cà rốt được vẽ gồm các phần
- Phần củ: Vẽ bằng hình tam giác nhọn bo góc, tô màu cam (có thể tô màu đơn sắc hoặc tô màu chuyển sắc). Các sọc về bảng hình chữ nhật màu trắng (Hình 15.4a)
- Phần lá: Sử dụng các đối tượng là của Câu 12.11 ghép lại với nhau rồi thực hiện Union và tô màu xanh (Hình 15 4b và Hình 15.4c)
- Mắt: Được vẽ bằng các hình elip đen và trắng. Lông mày, miệng và các trang trí vẽ bằng công cụ elip. (Hình 15.4d).
- Các thành phần sau đó được ghép lại với nhau để thành hình củ cà rốt (Hình 15.4e).
d) Để vẽ hình chú chó, cần phân tích để tách từng phần đơn giản. Xác định xem mẫu nền và màu nét cũng như thứ tự xuất hiện của các thành phần như thế nào. Sau đó về từng phần nhỏ.
- Ví dụ tham khảo phần đầu và tai của chủ chó như Hình 15.5.
- Thiết kế tham khảo mẫu áo như Hình 15.6
- Có thể sử dụng thêm đối tượng văn bản để trang trí cho mẫu áo sinh động hơn.
Đề thi giữa kì 1
Hello!
Môn bóng đá - KNTT
Phần 2. Sinh học vi sinh vật và virus
Phần 1. Giới thiệu chương trình môn Sinh học và các cấp độ tổ chức của thế giới sống